Tin tức » Tin trong nước
Xây dựng phương án chống lụt bão năm 2012
(18:21:53 PM 10/05/2012)
lực lượng vũ trang trong đợt diễn tập phòng chống lụt bão (Nguồn: internet)
UBND tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức cuộc họp với Thường trực 4 bên về công tác phòng chống lụt bão năm 2012, nhận rõ những yếu kém trong phòng chống cơn bão số 1 vừa qua. Đó là kế hoạch PCLB của từng ngành, từng địa phương trong tỉnh còn chủ quan, chưa chủ động và thiếu kinh nghiệm. Mặt khác, do Đồng Nai ít khi xảy ra bão nên công tác chủ động phòng, chống của chính quyền địa phương và người dân còn yếu kém, dẫn đến bão không lớn mà đã gây ra thiệt hại nặng nề. Vì vậy, ngoài việc chủ động xây dựng phương án PCLB, chuẩn bị vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ”. Ban chỉ huy PCLB tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các nhà máy thuỷ điện trong kế hoạch xả lũ, nếu vượt quá thẩm quyền của địa phương thì kiến nghị Ban chỉ huy PCLB Trung ương xem xét, giải quyết. Phải cung cấp thông tin đầy đủ mang tính cảnh báo trong toàn tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức của người dân trong PCLB.
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, để chủ động đối phó với thiên tai, tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch ứng phó khi xảy ra bão lũ, lốc xoáy, hạn hán và các hiện tượng thiên tai khác. Ông Trần Đình Minh, Phó trưởng Ban PCLB tỉnh cho biết, hiện nay, toàn tỉnh đã xác định được 249 khu vực xung yếu cần ứng cứu, di dời , thường xuyên xảy ra sạt lở đất để có phướng án phòng bị; đồng thời xác định được 248 vị trí toàn để di dời, sơ tán. Ban chỉ huy PCLB tỉnh còn yêu cầu các huyện, TX.Long Khánh và TP.Biên Hoà trong mùa mưa lũ phải thường xuyên kiểm tra các vùng ven sông, suối hay xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, tổ chức nạo vét, trục vớt các vật cản để thông thoáng dòng chảy và kịp thời có những cảnh báo nguy hiểm cho người dân biết để phòng tránh. Từ cấp tỉnh xuống đến các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường kiểm tra phương tiện, thiết bị phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn để khi xảy ra bão, lụt có thể ứng cứu kịp thời. Đặc biệt, trong mùa mưa lũ, người dân chú ý theo dõi tình hình thời tiết để có phòng bị kịp thời.
Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Nai (PCLB), năm 2011 trên địa bàn tỉnh xảy ra 7 trận lốc xoáy, 5 đợt ngập úng cục bộ, làm chết 1 người, bị thương 3 người, tốc mái 29 căn nhà, sập 4 căn, ngập 20 căn khác, khoảng 870 ha lúa và hoa màu bị ngập và thiệt hại. Đặc biệt, trong cơn bão số 1 cuối tháng 3/2012 vừa qua đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản: 02 người chết, 11 người bị thương, sập và tốc mái 2.150 căn nhà, ngập 306 ha lúa, đổ gãy trên 1.000 ha bắp…Thiệt hại ước tính trên 200 tỷ đồng. Ngoài ra, trong các 6-7/5 vừa qua , trên địa bàn tỉnh đã xảy ra các cơn mưa lớn kèm theo gió mạnh và lốc xoáy đã làm trốc mái, thiệt hại hàng chục ha cây ăn trái và hoa màu ở các huyên Tân Phú, Đinh Quán và Cẩm Mỹ ; gây ngập, lụt cục bộ ở một số tuyến đường trong nội ô TP Biên Hòa...
Những năm qua tỉnh trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã thực hiện nhiều dự án cải tạo, tu bổ và nâng cao năng lực phòng chống lụt bão của hệ thống đê, kè, cống. Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều đoạn đê và cống dưới đê xung yếu, xuống cấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong mùa mưa, bão, lũ.
Tỉnh Hà Nam có tổng chiều dài các tuyến đê lên đến hơn 360 km gồm đê sông Hồng gần 40km, đê sông Đáy gần 50km, đê sông con và đê bối 275km. Cùng với đó là hệ thống kè, cống được xây dựng khá nhiều để bảo vệ an toàn cho đê và phục vụ nhu cầu dân sinh. Hệ thống đê sông lớn ở tỉnh Hà Nam đã giữ được an toàn ở mực nước thiết kế và nước lũ lịch sử năm 1971, tại Hà Nội là 13,97m tại Như Trác là 7,81m.
Công tác phòng chống lụt bão (nguồn: internet)
Đê sông Đáy chống chịu được mực nước lũ lên cao của năm 2008 tại Phủ Lý đạt 4,62m. Tuy nhiên hiện có nhiều đoạn đê chưa có cơ hoặc cơ đê nhỏ và tre chắn sóng. Trong thân đê có nhiều ẩn họa chưa được phát hiện; một số cống xây dựng từ lâu, năng lực phòng chống lụt bão không còn đáp ứng được yêu cầu. Điển hình như: đê sông Hồng có hơn 4km đê cơ hạ lưu chưa có hoặc đã có nhưng còn nhỏ cần đắp, tập trung ở huyện Lý Nhân, cơ thượng lưu có hơn 10km thấp, nhỏ nằm dọc toàn tuyến.
Trên tuyến đê sông Hồng còn có gần 8 km chưa có tre chắn sóng và cống chưa được xây dựng lại, đang có nguy cơ xảy ra sự cố khi có bão, lũ lớn. Đặc biệt, cống Mộc Nam tại Km123 500 trên đê hữu Hồng thuộc địa phận xã Mộc Nam huyện Duy Tiên được xây dựng từ năm 1968. Năm 2001, do tình trạng xuống cấp, cống Mộc Nam đã được nạo vét, kiểm tra và tu sửa các khớp nối ở đáy và thân cống. Khoan phụt vữa, gia cố 2 mang cống bằng vữa xi măng và bột sét công nghiệp…
Trong mùa mưa, bão, lũ năm nay cống Mộc Nam được đưa vào trọng điểm cấp tỉnh để có phương án bảo vệ. Với tuyến đê sông Đáy, cùng với các điểm xung yếu cần quan tâm bảo vệ, cống Kinh Thanh trên địa bàn xã Thanh Hải huyện Thanh Liêm mới được xây dựng chưa qua thử thách lớn, cũng cần tiếp tục theo dõi trong mùa mưa bão năm nay. Hệ thống đê sông con, đê bối của tỉnh Hà Nam góp phần quan trọng trong việc phòng chống lũ, bão, úng phục vụ sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống dân sinh, kinh tế cho các địa phương. Một số tuyến còn làm nhiệm vụ ngăn lũ nội đồng, do vậy nếu bị vỡ thì phạm vi ảnh hưởng ngập lụt và mức độ thiệt hại không kém so với vỡ đê lớn như đê Hoàng Đông (huyện Duy Tiên), đê Hoàng Tây (huyện Kim Bảng)…
Trên các tuyến đê sông con và đê bối còn có 214 cống dưới đê đều đã xây dựng từ lâu. Các tuyến đê này đã được phân cấp cho địa phương quản lý và được đầu tư lượng kinh phí khá lớn để tu bổ, sữa chữa nhưng đến nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về phòng chống lụt bão. Ngoài ra, có thể nhận thấy rõ những tiềm ẩn trên đê sông con qua tuyến đê chắn nước Hà Tây và tả Duy Tiên có chiều dài gần 17km và 23 cống dưới đê. Năm 2003, ở tuyến đê này đã có nhiều chỗ sạt lở từ đoạn K5,95 – K8,75 và đoạn từ K5 650 – K8 950 khi có lũ cũng thường xảy ra sạt lở mái đê, có lỗ dò qua đê cần theo dõi và xử lý kịp thời khi có sự cố trong mùa mưa, bão.
Mùa mưa, bão, lũ năm 2012 được dự báo khá phức tạp. Đây cũng là năm mùa mưa đến sớm hơn mọi năm và được dự báo có lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm. Để chủ động ứng phó với thiên tai trước mùa mưa, bão, năm nay Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão các cấp của Hà Nam đã triển khai các biện pháp chuẩn bị về nhân lực, vật tư theo phương châm “4 tại chỗ”. Đồng thời, các phương án phòng chống lụt bão đều được gắn với các trọng điểm và vị trí xung yếu. Tại mỗi điểm đê có Ban chỉ huy riêng theo phân cấp quản lý và có lực lượng xung kích xử lý ngay giờ đầu khi có sự cố. Về vật tư, phương tiện cũng được chuẩn bị đầy đủ từ đá hộc, bao tải, đến tre chấm bụi có hợp đồng với hộ dân… Cùng với đó, phương án bảo vệ, di dời dân ra khỏ vùng sự cố đã được đặt ra để bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và tài sản.
Thái Bình là tỉnh có tổng chiều dài đê lên tới 584 km; trong đó chiều dài tuyến đê quốc gia là 362km, chạy dọc theo các tuyến sông Hồng, sông Trà Lý và ven biển. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là các vi phạm Luật Đê điều như: bơm hút cát trái phép ở lòng sông, đào đất, dựng nhà trong hành lang bảo vệ đê, đổ chất thải, rác thải ra đê... vẫn diễn ra phức tạp. Nhất là những vi phạm về dòng chảy đang ngày một gia tăng ở Thái Bình.
Từ những việc như làm thêm công trình phụ hay đặt ống nước thải, rồi thậm chí là xây nhà cao tầng kiên cố diễn ra khá phổ biến. Điển hình như suốt dọc 2 bên sông Kiến Giang - một sông trục chính tiêu nước của toàn bộ hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình có chiều dài hơn 40 km từ cống Tân Đệ (huyện Vũ Thư) đến cống Lân (huyện Tiền Hải). Những năm trước, Nhà nước đầu tư nạo vét, mở rộng con sông này, song đến nay có tới 550 trường hợp vi phạm chỉ giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng chảy.
Các đối tượng vi phạm đã cắm kè tre, gỗ, đổ đất lấn dần thành bãi chứa vật liệu xây dựng hoặc làm nhà xưởng. Nhiều đoạn sông như ở khu vực xã Vũ Quý và Bình Minh (huyện Kiến Xương), các hộ sử dụng mảng bê tông kè thành tường chắn, đổ đất tiến ra sông từ 3 - 5m. Một số gia đình lại xây nhà kiên cố trái phép trên bờ sông, mở hàng quán kinh doanh. Hay đoạn qua địa phận xã Vũ Hội (huyện Vũ Thư), trước kia bề mặt sông rộng trên 50 m, nhưng sự xuất hiện của những đống đất nguyên liệu và đất thải sản xuất của nhà máy gạch Vũ Hội đã lấn ra tới 1/3 bề mặt sông. Do bị lấn chiếm và đổ phế thải, nhiều đoạn sông này đã bị thu hẹp, lòng sông bị bồi lấp nông so với thiết kế từ 1 - 2m, làm biến dạng dòng chảy. Mặc dù các cấp, ngành có thẩm quyền đã lập biên bản xử lý, nhưng tình trạng vi phạm dòng chảy trên sông Kiến Giang và nhiều con sông khác ở Thái Bình vẫn tiếp tục tái diễn.
Theo ông Nguyễn Phú Nhuận - Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và PCLB tỉnh, mặc dù Thái Bình có nhiều sông trong lưu vực sông Hồng nhưng năng lực cấp và thoát nước của hệ thống sông trục ở Thái Bình đang bị xuống cấp nghiêm trọng, giảm tới 40 - 50% so với năng lực thiết kế. Nếu tần suất mưa 100 mm trong điều kiện lúa mới cấy và trên 200 mm trong điều kiện lúa dưỡng đòng hoặc sắp thu hoạch thì sẽ gây ra ngập úng diện rộng và phải mất 3 đến 4 ngày mới tiêu hết được. Hiện các trường hợp xây nhà lấn chiếm dòng chảy trên các sông trong tỉnh đã lên tới 973 điểm với hơn 100.000 m2 mặt sông bị mất đi.
Trước tình hình trên, tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh tập trung ngăn chặn và xử lý triệt để các vụ vi phạm trên mái đê, dọc theo chân đê và các vụ vi phạm trong lòng sông gây cản trở việc thoát lũ. Các Hạt quản lý đê điều phối hợp với các địa phương trong tỉnh đã phát hiện, ngăn chặn được 79 vụ vi phạm Luật Đê điều như làm nhà, hàng quán, đào đất trong phạm vi bảo vê đê, chứa vật tư, vật liệu...
Mùa mưa bão sắp đến, cùng với việc tập trung đôn đốc các đơn vị nhà thầu thi công khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình tu bổ, nâng cấp đê biển, làm kè, xây sửa cống trước thời gian quy định để kịp đưa vào phục vụ công tác PCLB. Tỉnh cũng yêu cầu các cấp ngành, địa phương kiện toàn Ban chỉ huy PCLB, tăng cường kiểm tra đê, kè, cống phát hiện và xử lý kịp thời các diễn biến hư hỏng của công trình, tích cực xử lý ẩn họa thân đê, giải quyết triệt để những trường hợp vi phạm luật đê điều; đồng thời quán triệt sâu sắc đến cán bộ và các tầng lớp nhân dân nắm vững phương châm “4 tại chỗ” để chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả nhằm giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.