Tin tức » Tin trong nước
Thứ tư, 22/01/2025, 22:04:36 PM (GMT+7)
Vụ 100% mẫu máu nhiễm dioxin: Cần phải bình tĩnh!
(12:42:30 PM 29/08/2012)(Tin Môi Trường) - Những ngày gần đây, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng đưa thông tin 100% mẫu máu của 62 người dân tại Đà Nẵng được chọn ngẫu nhiên khảo sát nồng độ dioxin đều nhiễm chất độc này.
>> Ăn loại rau dễ tìm, giảm một nửa nguy cơ ung thư ruột kết >> Cách trồng cây trong nhà giảm nguy cơ ung thư 86% từ không khí >> Thực hư phơi nhiễm HIV vì uống trà Phúc Long có băng cá nhân? >> Đề nghị UBKT T.Ư xem xét trách nhiệm Bộ Y tế vụ VN Pharma bán thuốc ung thư giả >> Cần có Khu chứng tích Dioxin để chiến tranh hoá học không tái diễn
Cán bộ y tế tư vấn về nguyên nhân phơi nhiễm dioxin cho người dân. (Ảnh: PV)
Nhiều người có nồng độ dioxin trong máu hoang mang lo sợ và đặt câu hỏi dioxin từ đâu “vào” cơ thể, bị nhiễm chất độc này từ bao giờ, điều gì sẽ xảy ra với họ và con cháu sau này...?
Nhiễm dioxin chưa chắc bị ung thư
Để giải đáp những thắc mắc của nhiều người dân, thạc sỹ Trần Thị Tuyết Hạnh, chuyên gia của Chương trình giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm - Hội Y tế Công cộng Việt Nam khẳng định, không phải tất cả mọi người nhiễm dioxin thì đều bị ung thư hay sinh con dị tật hay các biểu hiện lâm sàng khác.
Bởi bị ung thư hay các bệnh khác phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó phơi nhiễm với dioxin ở mức cao là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ bị ung thư chứ không phải là yếu tố quyết định chắc chắn 100% rằng một người sẽ bị ung thư.
Bà Hạnh phân tích, những người dân sống ở các nước phát triển như Mỹ, Australia, Anh... hay người dân sống ở các tỉnh, thành khác ở Việt Nam nhưng không phải là điểm nóng dioxin cũng có một hàm lượng nhất định dioxin trong máu. Nguyên nhân là do dioxin được thải vào môi trường từ các nguồn công nghiệp, đốt rác ở nhiệt độ thấp, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
Như vậy, người dân bị phơi nhiễm với dioxin qua ăn uống thực phẩm ô nhiễm, hít thở không khí ô nhiễm và một tỉ lệ rất nhỏ bị ngấm qua da nếu da bị trầy xước.
Bà Hạnh dẫn chứng, nồng độ dioxin trung bình trong mẫu máu của người dân Mỹ trong một nghiên cứu gần đây là 4,4ppt (1 ppt = 1pg/g; 1pg = một phần nghìn tỉ gam), ở Đức là 2,4ppt, ở Canada là 4ppt...
Do vậy, người dân đang sống tại khu vực điểm nóng hàng chục năm nay có nguy cơ nhiễm dioxin trong cơ thể với liều lượng có thể khác nhau, tùy theo các hành vi nguy cơ. Chẳng hạn như hành vi tiêu thụ thực phẩm nguy cơ cao nuôi trồng trên đất, trong ao hồ ô nhiễm dioxin.
Tăng cường các biện pháp dự phòng
Theo các nhà khoa học, dioxin từ trong không khí, đất, nước, thực phẩm vào cơ thể qua đường thở, ăn uống và ngấm qua da.
Đối với người dân thì khoảng 90-95% dioxin từ môi trường vào trong cơ thể con người là do ăn uống thực phẩm nhiễm bẩn dioxin. Dioxin từ môi trường vào cơ thể con người qua các đường khác như hít thở và ngấm qua da thường chiếm một tỷ lệ nhỏ chỉ 5-10%.
Từ năm 2009 Hội Y tế Công cộng Việt Nam đã phối hợp với các Tỉnh hội Y tế Công cộng Việt Nam, các cơ quan chức năng tại Đà Nẵng và Biên Hòa (Đồng Nai) để thực hiện tuyên truyền tới từng hộ gia đình ở 6 phường xung quanh hai điểm nóng dioxin là Sân bay Đà Nẵng và Sân bay Biên Hòa các biện pháp dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm.
Qua đó, người dân nắm được các biện pháp quan trọng như giảm thiểu tiêu thụ các thực phẩm nguy cơ cao không rõ nguồn gốc như cá, tôm, cua, ốc nước ngọt đánh bắt tại các hồ ô nhiễm dioxin hay gia súc, gia cầm chăn thả theo hình thức truyền thống, bí ngô, ngó sen trồng ở khu vực trong và xung quanh sân bay...
Theo Hội Y tế Công cộng Việt Nam hiện nay, nỗ lực tẩy độc xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa và Phù Cát đang được tiến hành. Tuy nhiên, những nỗ lực tẩy độc hiện mới chỉ tập trung xử lý đất, bùn ô nhiễm dioxin ở bên trong sân bay.
Trong khi đó, kết quả của một số nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ dioxin ở trong đất, bùn ở khu vực xung quanh bên ngoài sân bay hiện vẫn vượt tiêu chuẩn của nhiều nước trên thế giới dành cho đất nông nghiệp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần.
Vì vậy, người dân sống tại các khu vực điểm nóng gần sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa và các điểm nóng khác vẫn cần được tuyên truyền đầy đủ về nguy cơ phơi nhiễm dioxin trong môi trường và thực phẩm để có thể chủ động phòng tránh phơi nhiễm dioxin cho bản thân và gia đình để tránh tâm lý hoang mang không đáng có./.
Để dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm Người dân nên: - Dùng nước sạch rửa trôi hết đất bám phía ngoài các loại rau, củ quả trước khi ăn - Sử dụng nước máy hoặc nước giếng đã được lọc sạch cho ăn uống và sinh hoạt - Loại bỏ phần mỡ của động vật nếu nguồn gốc của thực phẩm không rõ ràng Không nên: - Không nên chăn nuôi gia súc, gia cầm và thả cá trên vùng nhiễm dioxin - Không nên tiêu thụ thực phẩm thịt, mỡ, trứng, sữa động vật, cá, cua, ốc, bí ngô, cà rốt và ngó sen nuôi trồng tại các vùng nhiễm dioxin. - Để dự phòng phơi nhiễm dioxin không nên tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng. |
(Nguồn: TTXVN)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.