Tin tức » Tin trong nước
Chủ nhật, 19/01/2025, 08:18:26 AM (GMT+7)
Vỡ đập thủy điện khủng khiếp ở Lào không ảnh hưởng tới Kon Tum
(21:41:53 PM 24/07/2018)(Tin Môi Trường) - Thủy điện Xe Pian-Xe Namroy của Lào bị vỡ có hướng nước chảy về phía nước Campuchia nên không ảnh hưởng đến tỉnh Kon Tum.
>> Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum >> Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp? >> Viện Vật lý địa cầu: Động đất ở Kon Tum do hồ chứa thủy điện >> Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum >> Vụ tai nạn 7 người tử vong: Hồ sơ Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái
Lực lượng chức năng Lào đang tiến hành cứu hộ nạn nhân
Chiều ngày 24-7, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum cho biết đã biết thông tin vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy của Lào bị vỡ vào tối 23-7. Tuy nhiên, do thủy điện bị vỡ nằm trên nhánh sông Mê Kông, có hướng nước chảy về phía Campuchia. "Do vậy không ảnh hưởng đến tỉnh Kon Tum" – lãnh đạo này nói.
Tỉnh Kon Tum là tỉnh có đường biên giới với giáp với tỉnh Attapeu (Lào). Vị trí xây dựng thủy điện chỉ cách cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon Tum chừng 160km.
Trước đó, như đã dẫn lời các Hãng Thông tấn nước ngoài đưa tin, con đập bị vỡ xả ra 5 tỉ m3 nước khiến "nhiều người thiệt mạng và hàng trăm người khác mất tích". Vụ vỡ đập làm 6 ngôi làng ở Sanamxay bao gồm (Yai Thae, Hinlad, Mai, Thasengchan, Tha Hin, Samong) chìm trong biển nước. Thảm họa đã khiến khoảng 1.300 hộ dân mất nhà cửa.
Vụ vỡ đập làm 1.300 hộ dân mất nhà của
Đập thủy điện nói trên đang được xây bởi công ty điện Xe Pien-Xe Namnoy, còn được gọi là PNPC. Dự án có tổng giá trị 1,2 tỷ USD, do liên doanh gồm một số công ty Hàn Quốc, Thái Lan và một Cty điện lực Lào vận hành.Công trình có công suất 410 MW, khởi công năm 2013 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2019. Đoạn sông trong vùng xây dựng đập có địa hình dốc, cao trình chênh nhau 800m, nằm trên sông Xe Kong
( Hoàng Thanh/NLĐ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.