Tin tức » Tin trong nước
U Minh - phát huy lợi thế địa phương
(09:08:54 AM 14/12/2011) Sản xuất thủy sản những năm qua được huyện Đầm Dơi xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 1,6 lần và sản lượng tăng 5 lần so với năm 1997. Đời sống vật chất và tinh thần người dân được nâng cao sau 15 năm chia tách tỉnh. Đầm Dơi nuôi tôm công nghiệp
Theo đó, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tổng sản phẩm trong huyện (GDP) năm 2011 ước đạt hơn 3.660 tỷ đồng, tăng 8,7 lần so với năm 1997. Chỉ trong 15 năm nhưng thu nhập bình quân đầu người tăng đến 9 lần. Năm 1997, thu nhập bình quân đầu người ở huyện Đầm Dơi chỉ 2,4 triệu đồng/người/năm nhưng đến năm 2010 tăng lên 20 triệu đồng/năm. Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi Nguyễn Chí Thuần cho biết, những năm qua, Đầm Dơi có nhiều mô hình nuôi tôm công nghiệp phát triển mạnh. Đời sống người dân thật sự khởi sắc sau 15 năm tái lập tỉnh. Theo đó, Đầm Dơi đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để cải tạo ao đầm, xây dựng cống đập, nạo vét các công trình thủy lợi để bảo đảm phục vụ tốt cho sản xuất. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển diện tích nuôi tôm quảng canh truyền thống, nuôi tôm quảng canh cải tiến, đồng thời thực hiện các mô hình nuôi tôm công nghiệp cho năng suất cao. Giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích nuôi thủy sản cao hơn 5 lần so với trồng lúa trước đây. Cá biệt, nuôi tôm công nghiệp với 1 ha, người nuôi tôm có thể mang về hàng tỷ đồng/năm. Từ đó, đời sống của đại bộ phận nông dân được cải thiện rõ rệt, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên khá, giàu. Ông Phan Văn Lớn, ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, nhận định: “Sản xuất phát triển, đời sống người dân khấm khá hơn. Từ đó, người dân có điều kiện hơn tham gia cùng Nhà nước xây dựng các công trình giao thông nông thôn, điện, trường… ngày một nhiều hơn. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm qua từng năm”. Ông Nguyễn Chí Thuần bộc bạch: “Mặc dù huyện hiện đang đứng đầu cả tỉnh về kinh tế thủy sản, nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức. Tình hình dịch bệnh trên tôm ngày càng diễn biến khá phức tạp, môi trường ô nhiễm, an ninh trật tự tại các vùng nông thôn sâu còn nhiều phức tạp, sản xuất của người dân còn thiếu bền vững… Những khó khăn đó tiếp tục đặt ra, đặc biệt khi huyện nhà bắt tay vào xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới”.
U Minh xóa đói giảm nghèo Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất, huyện U Minh đã chuyển đổi gần 12.000 ha đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi tôm, trong đó có gần 9.000 ha sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ tôm. Nếu đem so sánh với sản xuất độc canh cây lúa trước đây thì mô hình này cho thu nhập cao gấp nhiều lần và mang tính bền vững hơn. Hơn 10 năm thực hiện chuyển đổi sản xuất từ độc canh cây lúa năng suất thấp sang sản xuất luân canh 1 vụ lúa - 1 vụ tôm, đến nay gia đình ông Quách Triều Phương, ấp 2, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, có thu nhập trên 2 ha đất sản xuất kết hợp lúa - tôm với một số vật nuôi khác mỗi năm trên 70 triệu đồng. Ngoài ra, với 2 ha lúa mỗi năm ông thu về trên 300 giạ lúa. Hầu như các hộ dân trong vùng chuyển dịch của huyện U Minh đều thực hiện theo mô hình này. Ông Phương tính toán: “Nếu thất tôm thì còn thu được lúa. Cua và cá chẽm trong vuông thì ít khi bị chết. Nguồn cá phi tự nhiên trong vuông sẽ là thức ăn giúp cho cua và cá chẽm mau lớn”. Từ khi thực hiện mô hình sản xuất tôm - lúa đến nay, nông dân vùng chuyển dịch luôn có cuộc sống ổn định. Ngoài diện tích chuyển đổi sản xuất lúa - tôm, huyện U Minh quy hoạch vùng ngọt hóa 5.000 ha để sản xuất lúa 2 vụ. Việc áp dụng cơ giới hóa đồng ruộng đã giúp nông dân giảm chi phí, thu nhập cao hơn. Đặc biệt, từ khi thực hiện chủ trương của Huyện ủy U Minh đưa giống lúa cấp xác nhận vào sản xuất thì năng suất lúa càng vượt trội. Tuy nhiên, thành tựu mà huyện U Minh đạt được trong sản xuất nông nghiệp hiện nay không phải là ở vấn đề năng suất lúa mang lại mà chính là thay đổi được tư duy của người nông dân từ sản xuất theo kinh nghiệm, phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, sang áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Anh Lý Văn Út, nông dân xã Khánh Lâm, nói: “Ngày xưa, chúng tôi làm phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Bây giờ biết chọn đúng giống, kỹ thuật chăm sóc lúa, cách bón phân đều được hướng dẫn cụ thể của kỹ sư. Tụi tôi nhìn màu lúa sẽ biết lúa đang tốt hay bị bệnh và điều trị bằng thuốc gì”. 15 về năm trước, huyện U Minh chưa có được 1 km đường bê-tông. Đến nay, U Minh đã có trên 100 km đường nhựa và hàng trăm ki-lô-mét đường bê-tông, đấu nối hầu hết các tuyến đường chính ở các xã về đến trung tâm huyện. Những xóm dân cư heo hút ngày nào nay bừng sáng ánh điện quốc gia. Trung tâm huyện U Minh nay đổi khác, mọc lên nhiều công trình khang trang và các tuyến đường nội ô rợp mát bóng cây xanh. Công trình cầu Cái Tàu và cầu Biện Nhị càng tô thắm thêm bức tranh đổi mới trên địa bàn huyện U Minh. Sức sống mới đang về trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này./. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.