Tin tức » Tin trong nước
Trắng tay vì lúa nhiễm mặn
(07:43:10 AM 16/03/2015)Theo đánh giá sơ bộ của các cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang, hiện có khoảng 400 ha lúa đông xuân của hơn 200 hộ dân ở xã Lình Huỳnh và Thổ Sơn, huyện Hòn Đất bị thiệt hại nặng nề do nhiễm nước mặn.
Tiền đâu trả nợ, tái sản xuất?
Theo ghi nhận ban đầu của các cơ quan chức năng, trong quá trình nạo vét cửa biển Lình Huỳnh, đơn vị thi công có nạo vét bùn đưa về lấp đoạn kênh từ cống Lình Huỳnh đến kênh 11. Trong khi thổi bùn, nước mặn và bùn từ biển đã thẩm thấu, làm vỡ bờ bao chảy tràn xuống kênh 200 và kênh 11 làm nhiễm mặn 2 con kênh này. Người dân bơm nước từ các con kênh này vào ruộng lúa làm lúa chết.
Cho đến nay, độ mặn trên kênh 200 và kênh 11 vẫn còn khá cao. Một số diện tích lúa đông xuân ở khu vực này đang trong giai đoạn ngậm sữa, trổ đòng, người dân vẫn không dám bơm nước vào ruộng. “Thà để lúa chết khô do thiếu nước may ra còn vớt vát được chút ít, còn bơm nước mặn vào sẽ thất thu hoàn toàn” - một người dân nơi đây cho biết.
Ông Danh Hai, ngụ ở ấp Lình Huỳnh, xã Lình Huỳnh, bức xúc: “Đây là 2 con kênh dùng để tưới tiêu cho các cánh đồng nơi này mà để nước mặn tràn vào thì chết dân! Chúng tôi yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết cho người dân bởi thiệt hại quá lớn. Ai gây ra hậu quả này thì phải bồi thường chứ không thể để nhà nước hỗ trợ theo kiểu bị thiên tai”.
Theo người dân nơi đây, 1 ha lúa vụ đông xuân cho thu hoạch khoảng 10 tấn lúa. Thế nhưng, vụ này mỗi ha chỉ còn thu hoạch được 1,4 tấn mà còn bị thương lái từ chối thu mua vì lúa không đạt chất lượng. “Chúng tôi không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ vay ngân hàng, mua phân bón, thuốc trừ sâu và các thứ khác, thậm chí còn không có tiền để xuống giống vụ tới” - nhiều người dân buồn bã.
Người dân bị thiệt hại nặng nề do lúa chết vì bị nhiễm mặn
Chối bỏ trách nhiệm
Theo ông Giang Thành, Chủ tịch UBND xã Lình Huỳnh, đơn vị thi công công trình này là Tổng Công ty 319 thuộc Bộ Quốc phòng. Trong quá trình thi công, địa phương có tham gia giám sát và đã nhiều lần nhắc nhở đơn vị này phải bảo đảm an toàn bờ bao cũng như tuân thủ thiết kế vị trí đổ bùn nhưng do chấp hành không nghiêm nên mới xảy ra chuyện như vậy. “Hiện chúng tôi đang kiến nghị chủ đầu tư là Ban Quản lý các công trình thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạm ngưng việc nghiệm thu công trình và buộc đơn vị khắc phục hậu quả” - ông Thành cho biết.
Về vấn đề này, ông Giang Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòn Đất, cho rằng: “Việc thi công nạo vét bùn có làm ảnh hưởng đến một số khu vực sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Đơn vị thi công không thực hiện tốt việc thiết kế và đổ đất đúng quy định. Thậm chí, có nhiều thông tin chúng tôi đã cho cảnh sát môi trường xác minh và phát hiện đơn vị này đã mang bùn ra đổ ngoài biển. Việc làm này còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái và sinh kế của ngư dân đánh bắt ven bờ”.
Thế nhưng, qua các buổi làm việc với các ngành chức năng cũng như lãnh đạo chính quyền địa phương, đại diện đơn vị thi công đã phủ nhận trách nhiệm. Theo đơn vị này, trong quá trình thi công, họ đã luôn tuân thủ đúng thiết kế là bơm lấp ao và kênh tiêu có bờ bao để bảo đảm có cống thoát nước. Ngoài ra, đơn vị cũng đã ngưng bơm bùn kể từ ngày 3-1.
Ai làm sai, người ấy đền!
Theo tính toán của các hộ dân, nếu lấy mức đầu tư khoảng 20 triệu đồng/ha thì với 414 ha lúa sẽ có tổng thiệt hại hơn 8 tỉ đồng. Còn nếu tính bình quân thu hoạch 7 tấn/ha, bán với giá thấp hiện nay khoảng 4.000 đồng/kg (lúa tươi) thì nông dân mất khoảng 14,5 tỉ đồng.
Trả lời với báo chí, ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, khẳng định: “Nếu lúa chết do con người gây ra thì ai làm sai phải chịu trách nhiệm bồi thường. Nhà nước chỉ hỗ trợ khi nào nông dân đang sản xuất mà bị thiên tai”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
(Tin Môi Trường) - Ngày 24/11, chính quyền và nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức tổ chức Lễ đón bằng công nhận cây di sản Việt Nam cùng với Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.