Tin tức » Tin trong nước
Chủ nhật, 24/11/2024, 06:40:14 AM (GMT+7)
Tổng cục Môi trường: Chất thải của Formosa đạt yêu cầu
(20:06:14 PM 15/04/2018)(Tin Môi Trường) - Ông Nguyễn Thế Đồng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường khẳng định, chất thải sau xử lý của Formosa Hà Tĩnh đạt yêu cầu, môi trường nước biển cũng đảm bảo tiêu chuẩn.
>> Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1 >> Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh >> Yêu cầu nhà máy xử lý chất thải ở Bắc Ninh khắc phục các tồn tại >> Bộ TN-MT tham vấn về Nhà máy tích hợp xử lý chất thải rắn Vietstar -TPHCM >> Đồng Nai:Đưa giáo dục môi trường vào trường học
Kiểm tra tại Formosa Hà Tĩnh.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Tài nguyên và Môi trường chiều 12/4, ông Nguyễn Thế Đồng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường - cho biết, đến tháng 4/2018 là tròn 2 năm sự kiện Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung.
“Hiện nay Formosa đang chịu sự giám sát đặc biệt của tổ giám sát môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập. Theo yêu cầu của Bộ, Formosa Hà Tĩnh đã phải thuê cơ quan chuyên môn thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam giúp Formosa giám sát thường xuyên về quá trình xử lý các chất thải và xả thải”- ông Đồng cho hay.
Theo báo cáo của các cơ quan khoa học, hệ thống xử lý chất thải, nước thải, khí thải của Formosa đang hoạt động bình thường. Chất thải sau xử lý đạt yêu cầu về môi trường. Về môi trường xung quanh thì Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn quan trắc môi trường; trong đó báo cáo thường kỳ cho thấy môi trường nước biển đảm bảo tiêu chuẩn.
Đối với hồ sinh học, theo ông Đồng, hiện nay Formosa đã tuân thủ nghiêm yêu cầu của Bộ. Hồ sinh học với diện tích trên 10ha đã được xây dựng xong và đã được đưa vào vận hành, đang được giám sát chặt chẽ. Kết quả cho thấy lượng nước sau xử lý được đảm bảo. Riêng đối với lỗi vi phạm liên quan đến dập cốc khô, dập cốc ướt thì cho phép có lộ trình xử lý trong thời gian 3 năm kể từ ngày vi phạm.
Hệ thống đang chạy thử nghiệm nên gặp trục trặc?
Tại cuộc họp, báo chí cũng tập trung chất vấn lãnh đạo Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vì đơn vị này rất ít khi công khai các kết luận thanh tra và việc tiếp cận để thông tin các kết luận gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Lê Vũ Tuấn Anh - Phó Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng kết luận thanh tra không bắt buộc phải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ này.
Theo luật, cơ quan thanh tra có thể lựa chọn các hình thức bắt buộc như công khai tại cuộc họp với đối tượng thanh tra, đăng trên cổng thông tin, niêm yết công khai tại trụ sở của cơ quan và niêm yết tại trụ sở làm việc. Hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đang vận hành song song nhiều hình thức, có những kết luận thanh tra chỉ đăng 5 ngày là có thể được “hạ xuống”.
Nhưng vì sao Trang thông tin điện tử của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường không cập nhật các kết luận mới, chỉ đưa lèo tèo vài kết luận có từ 1-2 năm trước? Trả lời việc này, ông Tuấn Anh cho rằng có thể trang web đang chạy thử nghiệm nên gặp trục trặc trong quá trình đưa dữ liệu kết luận thanh tra lên và hạ xuống.
Kết luận vấn đề, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên khẳng định lĩnh vực thanh tra chung và thanh tra chuyên ngành đều thực hiện nghiêm theo quy định pháp luật về thanh tra, trong đó có nội dung công khai kết luận thanh tra. Bộ sẽ tiếp tục quan tâm hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin để đảm bảo phục vụ tra cứu kết luận thanh tra được đăng tải trên các trang thông tin điện tử và các đơn vị chuyên ngành.
(Theo Thế Kha/DT)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.