Tin tức » Tin trong nước
Chủ nhật, 19/01/2025, 02:37:03 AM (GMT+7)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước phát động Tết trồng cây
(19:57:30 PM 10/02/2019)(Tin Môi Trường) - Ngày 10-2 (tức mồng 6 Tết Kỷ Hợi), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" cấp quốc gia xuân Kỷ Hợi 2019.
>> Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc >> Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau >> Phú Thọ: Trồng cây đầu Xuân và đón nhận Cây Di sản tại Quang Húc >> Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan >> Lời hứa trả nợ vào 30 Tết dài gần một thập kỷ
Lễ phát động do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tỉnh Yên Bái tổ chức tại thôn 6, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh trống phát động Tết trồng cây - Ảnh: VGP
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ôn lại việc cách đây gần 60 năm, ngày 28-11-1959, với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài đăng trên báo Nhân Dân với nhan đề "Tết trồng cây". Cuối năm Kỷ Hợi (1959), Người kêu gọi toàn dân hưởng ứng một tháng trồng cây, gọi là "Tết trồng cây"; khuyên nhân dân cần duy trì bền bỉ "Tết trồng cây".
Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, toàn dân ta đã thực hiện "Tết trồng cây" đầu tiên trong dịp Tết nguyên đán Canh Tý (1960). Từ đó tới nay, "Tết trồng cây" theo lời Bác đã thực sự mang lại lợi ích to lớn cho đất nước và trở thành một tập quán tốt đẹp của nhân dân ta trong những dịp tết đến xuân về.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tham gia trồng cây tại thôn 6, Việt Cường, huyện Trấn Yên
Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá. Mỗi năm đất nước phải dành một diện tích đáng kể để phát triển công nghiệp, đô thị. Cùng với quá trình này, chất lượng môi trường cũng đang ngày càng suy giảm đến mức báo động. Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên đã trở thành một xu thế chủ đạo, yêu cầu sống còn của mỗi quốc gia - dân tộc. Trong bối cảnh đó, chúng ta càng thấm thía những lời chỉ dẫn của Bác Hồ, càng thấy sâu sắc hơn sự cần thiết, ý nghĩa to lớn của việc trồng cây, gây rừng. Trồng thêm cây xanh sẽ góp phần khắc phục sự tàn phá, khai thác rừng bừa bãi, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt; trồng thêm cây xanh sẽ góp phần tạo ra một tiềm năng của cải vật chất to lớn cho đời sống của mỗi gia đình và xã hội. Đối với các thành phố, trung tâm công nghiệp, trồng thêm cây xanh còn góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, giữ cho không khí trong lành. Rõ ràng, đây là việc làm hết sức cần thiết.
"Nhân dịp này, tôi kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, các cấp, các ngành, các địa phương, toàn thể đồng bào, đồng chí hãy hăng hái tham gia trồng cây, trồng rừng; người người trồng cây, nhà nhà trồng cây, trồng cây nào, tốt cây đó; đồng thời cần nâng cao ý thức và có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép; tăng cường đầu tư, ứng dụng khoa học - công nghệ, tạo cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế rừng bền vững"- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tham gia trồng cây tại thôn 6, Việt Cường, huyện Trấn Yên
Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tặng 20 suất quà cho các hộ gia đình nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Trấn Yên.
Sau lễ phát động, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng với các đồng chí lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh Yên Bái và đông đảo quần chúng nhân dân đã tham gia trồng cây.
Tiếp đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Lô, thôn 3 xã Văn Phú, thành phố Yên Bái và gia đình thương binh Văn Hữu Khanh ở thôn 6, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên.
T.H (tổng hợp)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.