»

Thứ năm, 23/01/2025, 07:01:22 AM (GMT+7)

Thuế và tham nhũng

(08:57:07 AM 17/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Thuế là ngành được cơ quan phòng chống tham nhũng xác định là một trong những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng nhất hiện nay, bên cạnh xây dựng cơ bản, tài chính ngân hàng, hải quan...

 

Tuy nhiên, những vụ chẳng may “bị lộ” như kiểu Chi cục trưởng Chi cục Thuế Đầm Dơi (Cà Mau) tiếp tay cho doanh nghiệp (DN) “né” thuế lên tới hơn 50 tỉ đồng hồi tháng 4.2012 không nhiều.

 

Ảnh: minh họa

 

Trên thực tế thì kết luận kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng tại Tổng cục Thuế của Thanh tra Chính phủ vừa công bố cũng cho biết trong suốt 5 năm (2007-2011), ngành thuế chỉ phát hiện và xử lý kỷ luật hơn 1.022 người với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc, với các lỗi chủ yếu là chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước, xâm tiêu tiền thuế. Các hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, thông đồng trốn thuế hầu như không được nhắc tới.

 

Theo Thanh tra Chính phủ, tham nhũng phổ biến nhất của ngành thuế thường là áp mã thuế ở mức thấp hơn quy định hoặc việc miễn thuế, hoàn thuế cũng được áp dụng không đúng đối tượng trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, việc này rất khó phát hiện. Chỉ bằng một động tác áp dụng thuế khoán (thay vì thuế trên doanh thu), cán bộ chi cục thuế đã giúp một tiệm vàng trốn tới 54 tỉ đồng tiền thuế, chỉ trong vòng 7 tháng, để thấy rằng việc thông đồng của cán bộ công chức thuế đối với người nộp thuế (nếu có) sẽ gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước lớn chừng nào.

 

Tại một hội thảo góp ý sửa đổi luật Quản lý thuế mới đây, rất nhiều kẽ hở luật pháp tạo điều kiện cho cán bộ thuế dễ dàng tiêu cực đã được chỉ ra. Luật Quản lý thuế hiện hành cho phép DN được quyền “tự tính, tự khai, tự nộp thuế”. Theo quy định của ngành thuế là 1 năm kiểm tra bình quân 10-15% số DN về chấp hành pháp luật thuế, thì với tổng số gần 380.000 DN và gần 3 triệu hộ kinh doanh cá thể, mỗi DN phải 10 năm mới bị kiểm tra lại một lần. Trong khi đó, theo quy định, việc kiểm tra, quyết toán thuế chỉ có thời hiệu trong vòng 5 năm, có nghĩa là DN nào hơn 5 năm mới bị kiểm tra là sẽ được “thoát” những năm trước đó.

 

Điều vô lý nữa còn là, trong trường hợp trốn thuế thời gian dài (hơn 5 năm), khi bị phát hiện cơ quan chức năng cũng chỉ có thể kiến nghị xử lý trách nhiệm người trốn thuế mà không thể thu hồi cũng như không đặt vấn đề xử lý cán bộ thuế để xảy ra thất thoát.

 

Sẽ không công bằng khi thuế, phí đang là gánh nặng quá sức đè lên vai người dân và DN (nghiêm túc nộp thuế), mà những hành vi tham nhũng thuế, vốn chỉ mang lại lợi ích cho một số người và thất thu cho ngân sách nhà nước lại chỉ bị xem như một hành vi vi phạm hành chính.

 

Kiến nghị của Thanh tra Chính phủ trong kết luận kể trên có lẽ cũng chưa đầy đủ khi chỉ dừng lại ở việc “tăng cường đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành nhằm công khai, minh bạch hoạt động”. Cần phải tăng cường giám sát, bịt kẽ hở luật pháp và xử lý nghiêm cá nhân, người đứng đầu đơn vị để xảy ra tiêu cực mới mong chống tham nhũng hiệu quả.

(Nguồn: Duy Kiên / Thanh Niên)
Từ khóa liên quan: Thuế, tham nhũng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thuế và tham nhũng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI