Tin tức » Tin trong nước
Thanh tra chuyên ngành về môi trường yếu và thiếu
(11:27:43 AM 22/12/2012)Hội thảo “Đánh giá tính thực thi của một số văn bản pháp luật và đề xuất mô hình tổ chức, giải pháp tăng cường năng lực thanh tra chuyên ngành môi trường” do Tổng cục Môi trường tổ chức ngày 21/12 ở Hà Nội.- Ảnh: VEA
Theo lý giải của Phó Chánh Thanh tra Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Vy, do làm kiêm nhiệm, chủ yếu là công tác thanh tra đất đai kiêm môi trường, rất ít cán bộ ở các sở tài nguyên&môi trường được đào tạo đúng chuyên ngành môi trường làm công tác thanh tra.
Về kinh phí, do hoạt động thanh tra môi trường cần phải có kinh phí để đo kiểm mẫu môi trường, tuy nhiên các nguồn kinh phí này tại địa phương rất hạn chế hoặc không có. Mặc dù được sử dụng kinh phí 1% sự nghiệp môi trường hoặc có Thông tư số 197/2010/TTLT-BTC-BTNMT trích nộp tiền xử phạt nhưng đến nay nhiều địa phương chưa được trích, chưa tận dụng được nguồn kinh phí này.
Một trong những bất cập nữa được ThS Trần Thị Thu Hương, thanh tra Tổng cục Môi trường, đưa ra ở đây là Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 chưa quy định rõ cơ chếp phối hợp xử lý vi phạm giữa các cơ quan liên quan, đặc biệt giữa cảnh sát môi trường và các cơ quan quản lý nhà nước; giữa trung ương và địa phương, đảm bảo xử phạt nhanh chóng, đúng luật. Chưa quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trong khi đó một số hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tương tự như nhau lại lại có khung hình phạt khác nhau. Ví dụ như hành vi “chuyển giao chất thải nguy hại cho các tổ chức, cá nhân khác hoặc bán, cho chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện về quản lý, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại” thuộc khoản 3, điềi 18 phạt 70.000.000 đến 100.000.000 đồng. Trong khi hành vi tương tự “chuyển giao, cho, bán chất thải nguy hại cho tổ chức cá nhân không có đủ điều kiện quản lý, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại” ở điểm a, khoản 3, điều 19 lại có mức phạt từ 100.000.000 đến 150.000.000 đồng (đề nghị sửa mức phạt tại hai điều cho thống nhất).
Chính vì vậy, ông Vy đề xuất cần thiết kế tổng thể để hình thành hệ thống thanh tra chuyên ngành ổn định lâu dài từ trung ương đến địa phương. Cần có tổ chức thanh tra riêng đảm bảo hoạt động có tính chuyên nghiệp, chuyên sâu theo ngành, lĩnh vực, có trang phục, có đầy đủ chế độ chính sách, quyền hạn của thanh tra viên, thuộc hệ thống thanh tra nhà nước để hạn chế tiêu cực trong khi thi hành công vụ.
Do hoạt động thanh tra chuyên ngành phải đảm bảo phát hiện và xử lý nhanh các vi phạm hành chính hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước, các vi phạm thường xảy ra ngoài giờ hành chính ở mọi nơi mọi lúc nên cần mạnh dạn sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về thanh tra theo hướng giảm ràng buộc về thủ tục hành chính đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Cần sớm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 để hỗ trợ hoạt động thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính được nhanh chóng và thuận tiện.
Cần bố trí kinh phí để đảm bảo cho hoạt động thanh tra môi trường từ các nguồn kinh phí 1% sự nghiệp môi trường và trích nộp theo Thông tư liên tịch số 197/2010/TTLT-BTC-BTNMT.
PGS.TS Lê Kế Sơn, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Môi trường, nhấn mạnh về hệ thống thanh tra chuyên ngành từ Trung ương đến địa phương cần thiết được hoàn thiện về cơ cấu, trong đó bao gồm hệ thống thanh tra theo ngành dọc và số lượng đáp ứng được yêu cầu quản lý và phát huy vai trò quản lý nhà nước của thanh tra chuyên ngành môi trường trên phạm vi cả nước.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
(Tin Môi Trường) - Tại Hội nghị BCH Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) năm 2024 diễn ra ngày 26/11, tại Hà Nội, đại diện các Bộ: Nội vụ và Bộ TN-MT đều phát biểu, đánh giá cao vai trò cuả Hội trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước; đồng thời bày tỏ hy vọng VACNE thực hiên tốt Nghị định số 126/2024/NĐ-CP, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, có hiệu lực từ ngày hôm nay.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.