Tin tức » Tin trong nước
Sáng kiến hạ lưu sông Mê Kông vì một tương lai bền vững
(13:03:30 PM 01/12/2012)Ảnh minh họa
Mục tiêu của hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về những chương trình hợp tác trong khuôn khổ Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Kông, đồng thời nâng cao năng lực của các chuyên viên liên quan nhằm thúc đẩy sự trao đổi cởi mở và thẳng thắn giữa các nước thành viên, để tìm kiếm giải pháp cho phát triển bền vững của mỗi quốc gia và khu vực hạ lưu sông Mê Kông.
Tại hội thảo, Bà Yumiko Tamura, Chuyên gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã trình bày về những phương pháp tiếp cận đối với vấn đề hợp tác liên quốc gia, những dự án hỗ trợ của ADB cho các quốc gia thuộc khu vực Hạ lưu sông Mê Công. Các đại biểu đã cùng nhau tìm hiểu về cách xây dựng kịch bản và hoạch định chiến lược, trao đổi kinh nghiệm trong ứng phó và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Kông được khởi xướng sau cuộc họp cấp cao ngày 23/7/2009, giữa Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ và các Bộ trưởng Ngoại giao của các nước khu vực Hạ lưu sông Mê Kông – Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan và Việt Nam tại Phuket, Thái Lan. Tại cuộc họp đầu tiên này, các Bộ trưởng đã thống nhất việc tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục và phát triển cơ sở hạ tầng. Riêng My-an-ma chính thức tham gia vào Sáng kiến vào tháng 7 năm 2012.
Chính phủ Hoa Kỳ đã cam kết những nguồn lực lớn dành cho Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Kông trong 3 năm tới, thông qua Sáng kiến Liên kết Chiến lược Châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific Strategic Engagement Initiative (APSEI). Những nguồn lực này sẽ hỗ trợ các quốc gia thành viên của Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Kông trong nỗ lực hướng tới hội nhập kinh tế và chính trị, đồng thời rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các quốc gia trong khối ASEAN.
Tại Hội thảo còn tổ chức Triển lãm mang chủ đề “Cầu nối Tri thức Khu vực Hạ lưu sông Mê Kông”, trưng bày hơn 30 áp phích về những kinh nghiệm tốt và dự án hợp tác đang diễn ra trong khu vực Hạ lưu sông Mê Kông.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.