»

Thứ hai, 25/11/2024, 00:02:27 AM (GMT+7)

Rừng U Minh Hạ phập phồng lo cháy

(09:23:59 AM 26/02/2016)
(Tin Môi Trường) - Trước tình hình hơn 43.000 ha rừng U Minh Hạ có nguy cơ cháy cao, tỉnh Cà Mau đóng cửa lâm phần này, nghiêm cấm người dân vào rừng

Theo báo cáo mới nhất của Chi cục Kiểm lâm Cà Mau, hiện toàn lâm phần rừng tràm U Minh Hạ có hơn 43.000 ha nguy cơ cháy cao. Trong đó, 20.300 ha được dự báo cháy cấp 3 và gần 23.000 ha dự báo cháy cấp 2. Đặc biệt, đã có 163 ha rừng chuyển từ báo cháy cấp 3 lên cấp 4 (cấp nguy hiểm); trên 5.000 ha rừng đã kiệt nước, nếu cháy sẽ không có nước để chữa.

 

Rừng[-]U[-]Minh[-]Hạ[-]phập[-]phồng[-]lo[-]cháy
Nhiều diện tích rừng U Minh Hạ đang có nguy cơ cháy cao

 

Diện tích rừng khô hạn tập trung nhiều tại lâm phần thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ với hơn 13.500 ha dự báo cháy cấp 3 và gần 10.000 ha dự báo cháy cấp 2. Riêng phần diện tích rừng dự báo cháy cấp 4 thuộc lâm phần Trung tâm Thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ (xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời).

Ông Đỗ Văn Đồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, cho biết mức độ cảnh báo cháy rừng đang tăng lên từng ngày. “Nếu hạn hán kéo dài, một số điểm rừng sẽ thiếu nước phục vụ công tác phòng chống cháy rừng (PCCR). Nước dưới chân rừng đang rút rất nhanh, chỉ sau vài ngày, rừng ở mức báo cháy cấp 3 đã có thể lên cấp 4” - ông Đồng lo lắng.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Cà Mau liên tiếp ban hành các văn bản đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp tốt PCCR mùa khô năm 2016. Hiện tỉnh Cà Mau đã tạm đóng cửa toàn bộ lâm phần U Minh Hạ, nghiêm cấm các hoạt động khai thác, lấy mật ong, đốt đồng… và hạn chế khách tham quan trong tỉnh. Khách du lịch ngoài tỉnh vẫn được đón tiếp nhưng phải có sự hướng dẫn của nhân viên kiểm lâm. Việc đóng cửa rừng có thể kéo dài đến mùa mưa.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Cà Mau, những ngày qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, tăng cường trang thiết bị, phương tiện, sẵn sàng cho công tác PCCR.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ cũng đã triển khai các tổ máy bơm, cắt cử lực lượng ứng trực tại những khu vực có nguy cơ cháy cao. Đồng thời, triển khai lực lượng xuống địa bàn trực 24/24 giờ, tiếp tục ban gạt toàn bộ các tuyến đường bộ, dọn các tuyến kênh lưu thông để đưa vào phục vụ công tác phòng cháy trong mùa khô. Ông Trần Trung Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, khẳng định đơn vị này đã tập trung mọi nguồn lực để PCCR, trong đó đến nay đã thành lập 18 tổ máy bơm với 89 thành viên; thành lập 6 tổ hậu cần với 16 thành viên,  tổ chức nhân lực tham gia tập huấn công tác PCCR theo kịch bản mới và cứu hộ, cứu nạn.

Để giữ nước cứu rừng, lực lượng chức năng đã đắp 21 đập, khép kín toàn bộ hệ thống 12 cống thoát nước trên lâm phần U Minh Hạ. Hiện 17 máy bơm công suất lớn, 39 máy bơm công suất nhỏ, 49 xuồng máy cùng trang thiết bị PCCR đã được tập kết đến các chốt canh, chòi canh, sẵn sàng ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Theo Duy Nhân/NLĐ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Rừng U Minh Hạ phập phồng lo cháy

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI