Tin tức » Tin trong nước
Rừng phòng hộ ở Bạc Liệu đang bị thu hẹp bởi biến đổi khí hậu
(10:46:56 AM 26/03/2012)
Ảnh minh họa
Qua giám sát thực tế mới đây, đoạn còn rừng nhiều nhất tính từ mé đê biển Đông ra biển khoảng 1,3km và nơi mỏng nhất chỉ còn 60m, như đoạn rừng dài khoảng 6km thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu. Vào năm 1997, đoạn rừng phòng hộ này dày dài 120 m, song sau 15 năm đoạn rừng đã giảm đi 50% và xu hướng còn đang tiếp tục giảm. Ngoài ra, đoạn đường dài khoảng 7 km, thuộc địa bàn thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải đang bị mất dần và hiện nay rừng rất mỏng. Nếu không có giải pháp ngăn chặn tình trạng mất rừng do sóng biển thì diện tích rừng phòng hộ của tỉnh Bạc Liêu tiếp tục giảm.
Trước thực trạng trên, Chi cục Bảo vệ đê điều và Chi cục kiểm lâm Bạc Liêu phối hợp với chính quyền địa phương kiến nghị tỉnh nên đầu tư những công trình đê kè, nhằm làm cản sóng, tạo bồi, lắng biển để giữ đất, sau đó trồng cây thì mới hạn chế được sóng biển xâm thực. Chỉ khi xây được những công trình kè thì mới hạn chế được tình trạng mất đất rừng, vì do di lục địa tỉnh Bạc Liêu không ổn định, do có rất nhiều tầng, tầng bồi, bùn, cát, đất sét theo từng mùa, nên rất khó trồng rừng khi không có kè chắn sóng.
Rừng phòng hộ Bạc Liêu nằm dọc theo tuyên đê biển Đông dài hơn 54km tiếp giáp từ địa phận tỉnh Sóc Trăng đến thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải (Bạc Liêu). Đây là tuyến rừng phòng hộ sung yếu có vai trò rất quan trọng, không những bảo vệ hành lang lộ giới đê biển Đông, mà còn nhằm ngăn chặn triều cường dâng cao, sóng biển và thiên tai bất thường… cho hàng chục ngàn ha nuôi trồng thủy, làm muối và hàng trăm ngàn hộ dân sinh sống trong đê. Tuy nhiên, do tác động chịu ảnh hưởng chung của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, tình trạng chặt phá cây rừng của hộ dân đã và đang đe dọa diện tích rừng mất dần, nếu như các ngành các cấp không có giải pháp ngăn chặn kịp thời, thì tác động của biến đổi khí hậu không chỉ làm mất đất rừng, mà còn đe dọa đến sản xuất, cuộc sống của người dân sống ven biển của tỉnh này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) (18/02/2025)
- "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại" (15/02/2025)
- SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố (15/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)

Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Trôi hơn 300 năm đứng trước cửa đình Ba Làng, xã Bắc Bình, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (cách trung tâm Hà Nội khoảng 80 Km về hướng Tây Bắc) được cộng đồng tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào sáng 23/2/2025.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)