Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Rừng phòng hộ ở Bạc Liệu đang bị thu hẹp bởi biến đổi khí hậu

(10:46:56 AM 26/03/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Theo số liệu báo cáo của ngành chức năng Bạc Liêu, toàn tỉnh có diện tích rừng phòng hộ trên 4.600 ha, so với năm 2009 thì diện tích rừng này giảm gần 400 ha, do bị sóng biển đánh, sói lở, mất đất, mất rừng, có đoạn xói lở ăn sâu vào rừng hàng chục mét, do những tác động ngày càng lớn bởi chịu ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu toàn cầu.


Ảnh minh họa

Qua giám sát thực tế mới đây, đoạn còn rừng nhiều nhất tính từ mé đê biển Đông ra biển khoảng 1,3km và nơi mỏng nhất chỉ còn 60m, như đoạn rừng dài khoảng 6km thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu. Vào năm 1997, đoạn rừng phòng hộ này dày dài 120 m, song sau 15 năm đoạn rừng đã giảm đi 50% và xu hướng còn đang tiếp tục giảm. Ngoài ra, đoạn đường dài khoảng 7 km, thuộc địa bàn thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải đang bị mất dần và hiện nay rừng rất mỏng. Nếu không có giải pháp ngăn chặn tình trạng mất rừng do sóng biển thì diện tích rừng phòng hộ của tỉnh Bạc Liêu tiếp tục giảm.

Trước thực trạng trên, Chi cục Bảo vệ đê điều và Chi cục kiểm lâm Bạc Liêu phối hợp với chính quyền địa phương kiến nghị tỉnh nên đầu tư những công trình đê kè, nhằm làm cản sóng, tạo bồi, lắng biển để giữ đất, sau đó trồng cây thì mới hạn chế được sóng biển xâm thực. Chỉ khi xây được những công trình kè thì mới hạn chế được tình trạng mất đất rừng, vì do di lục địa tỉnh Bạc Liêu không ổn định, do có rất nhiều tầng, tầng bồi, bùn, cát, đất sét theo từng mùa, nên rất khó trồng rừng khi không có kè chắn sóng.

Rừng phòng hộ Bạc Liêu nằm dọc theo tuyên đê biển Đông dài hơn 54km tiếp giáp từ địa phận tỉnh Sóc Trăng đến thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải (Bạc Liêu). Đây là tuyến rừng phòng hộ sung yếu có vai trò rất quan trọng, không những bảo vệ hành lang lộ giới đê biển Đông, mà còn nhằm ngăn chặn triều cường dâng cao, sóng biển và thiên tai bất thường… cho hàng chục ngàn ha nuôi trồng thủy, làm muối và hàng trăm ngàn hộ dân sinh sống trong đê. Tuy nhiên, do tác động chịu ảnh hưởng chung của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, tình trạng chặt phá cây rừng của hộ dân đã và đang đe dọa diện tích rừng mất dần, nếu như các ngành các cấp không có giải pháp ngăn chặn kịp thời, thì tác động của biến đổi khí hậu không chỉ làm mất đất rừng, mà còn đe dọa đến sản xuất, cuộc sống của người dân sống ven biển của tỉnh này.

TTXVN