Tin tức » Tin trong nước
Quên "trả lại rừng"
(08:40:04 AM 19/03/2012)Trong dự án thủy điện Krông H’năng do Công ty CP Sông Ba làm chủ đầu tư, theo quy định đơn vị này phải trồng lại 175 ha rừng nhưng đến nay vẫn chưa triển khai trồng mặc dù nhà máy đã hoạt động từ năm 2010. Dự án thủy điện Sông Ba Hạ do Công ty CP thủy điện Sông Ba Hạ làm chủ đầu tư phải hoàn trả lại rừng 204 ha, nhưng đến nay chỉ mới thiết kế trồng lại 29,7 ha và vẫn còn nằm trên giấy. Còn thủy điện Sông Hinh do Công ty CP thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh làm chủ đầu tư thì không hề thấy nhắc đến việc hoàn trả lại rừng đã mất.
|
Theo ông Nguyễn Thái Học, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên, diện tích rừng bị mất để làm các nhà máy thủy điện quá nhiều, nhưng diện tích rừng mà chủ đầu tư hứa trồng lại là không đáng kể và thực tế thì cũng thực hiện chưa đầy đủ. Ông Học cho biết thêm, rừng bị mất là một trong những nguyên nhân làm thay đổi hệ sinh thái, dẫn đến khô hạn, cạn kiệt nguồn nước hoặc làm gia tăng nguy cơ lũ lụt. Nhiều diện tích đất sản xuất bị xói mòn cũng là do mất rừng. “Chủ đầu tư có tư tưởng mong đầu tư xây dựng công trình cho bằng được và đạt được lợi ích của mình, xem nhẹ lợi ích, đời sống của người dân trong vùng dự án; biểu hiện nặng về khai thác tài nguyên nước quá mức, xem nhẹ việc bảo vệ, phát triển rừng và bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái”, ông Học nói.
Qua đợt giám sát mới đây, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên đã kiến nghị Quốc hội giám sát việc xây dựng các công trình thủy điện trên toàn quốc, đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật; đánh giá hiệu quả bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ, phát triển rừng trong hoạt động xây dựng thủy điện.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) (18/02/2025)
- "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại" (15/02/2025)
- SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố (15/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)

Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Trôi hơn 300 năm đứng trước cửa đình Ba Làng, xã Bắc Bình, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (cách trung tâm Hà Nội khoảng 80 Km về hướng Tây Bắc) được cộng đồng tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào sáng 23/2/2025.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)