Tin tức » Tin trong nước
Quảng Ninh: Gấu nuôi chết hàng loạt, cầu cứu trong vô vọng
(08:37:56 AM 30/01/2015)Cơ quan chức năng khám nghiệm gấu chết ngày 28.1 tại trại nuôi của ông Nguyễn Trọng Bờ (phường Đại Yên, TP.Hạ Long).
Khóc cùng gấu
Thời cao điểm, ông Nguyễn Trọng Bờ có 20 cá thể gấu, nhưng chỉ vài tháng qua, ông chỉ còn 11 con. Ông Bờ cho biết, lúc mua vào, mỗi con trị giá 80 triệu đồng - nghĩa là gia đình ông mất trắng 880 triệu đồng.
Cay xót nhìn đàn gấu chết dần, chết mòn, nhưng ông cũng bó tay vì nguồn thu duy nhất từ gấu là bán mật đã bị cấm nghiêm ngặt từ đầu năm 2014, khiến ông cũng như nhiều chủ hộ khác không có tiền chăm sóc gấu như trước đây.
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh, ngoài việc hầu hết gấu ở Quảng Ninh đều có tuổi đời cao (từ 15-20 tuổi, trong khi vòng đời gấu chỉ từ 25-30 tuổi) thì nguyên nhân chính khiến gấu chết hàng loạt là do bị suy dinh dưỡng ở cấp độ nặng, bị suy kiệt về sức khỏe và có dấu hiệu bị sừng hóa ở lòng bàn chân, bàn tay…
Theo ông Nguyễn Cao Lễ - Trưởng phòng Bảo tồn, Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh - gấu nuôi, lại thường xuyên bị chích hút mật sẽ có vòng đời ngắn hơn. Đã thế lại ăn uống không ra gì, nên phát bệnh là điều khó tránh khỏi.
“Trước đây, riêng chi phí ăn uống cho mỗi con gấu/ngày khoảng 100.000 đồng/ngày. Nay, do khó khăn về tài chính, chúng tôi cố gắng cũng chỉ đảm đương được 1/3, với khoảng 6 lạng gạo 3 lạng bì lợn rau cho một con gấu. Tính ra, mỗi tháng cũng hết hơn 10 triệu tiền thức ăn cho gấu, chưa kể tiền thuê đất, nhân công…” - ông Bờ cho biết. Hiện, ông vẫn nợ ngân hàng hơn 800 triệu đồng vì nuôi gấu. Từ nhiều tháng nay, ông ít khi có mặt ở trại vì như ông nói “phải lọ mọ đi làm thêm kiếm tiền mua thức ăn cho gấu”.
Trường hợp của chủ trại Nguyễn Thanh Nhượng cũng bi đát không kém. Từ hơn 70 con gấu, giờ trại của anh chỉ còn 13 con. Không đủ tiền nuôi khiến chúng chết dần, anh cũng chẳng đủ tiền để thuê trại ở phường Hà Khẩu, TP.Hạ Long, mà chuyển về nhà riêng ở phường Minh Thành, thị xã Quảng Yên.
“Chết nhiều thì xót, nhưng cũng đỡ gánh nặng chi phí. Giờ còn 13 con mỗi tháng cũng mất hơn chục triệu tiền thức ăn, trong khi chúng tôi chẳng có nghề ngỗng gì” - anh Nhượng xót xa.
Anh Nhượng cho biết, gấu chết rải rác từ 5 - 6 năm qua, nhưng không có cơ quan đơn vị nào bàn bạc với nhau, hoặc bàn với các chủ trại về việc hỗ trợ kinh phí. “Mà nếu có bàn thì bàn gì tới 5 - 6 năm mà không đi đến đâu? Trước đây không hỗ trợ, giờ gấu chết hết rồi, nhiều trại chia gấu về từng gia đình chăm sóc nên gánh nặng không như trước nữa” - anh Nhượng bức xúc.
Trong khi đó, theo ông Bờ, cách đây vài năm, 5 cá thể gấu của một số chủ trại đã bị thu "trắng" vì lỗi gắn sai chíp, hoặc rơi mất chíp. “Sau đợt đó cũng chẳng ai đả động gì nữa. Mọi việc chỉ “nóng” lên khi báo chí có ý kiến. Dư luận lắng xuống rồi lại đâu vào đấy thôi” - ông Bờ cười chua chát.
Thủ phạm là con người
Theo ông Mạc Văn Xuyên - Phó Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh - tất cả gấu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều đã được gắn chíp để theo dõi và quản lý - nghĩa là hợp pháp, nên không thể thu hồi được.
Về lý do các chủ trại không cho gấu ăn đầy đủ, theo ông Xuyên, không có quy định nào quy định phải cho gấu ăn ở mức bao nhiêu, vì thế gấu có suy kiệt dinh dưỡng, các cơ quan chức năng cũng đành bó tay.
“Trước đây có điều kiện, gấu được ăn bí đỏ ninh xương, thỉnh thoảng được ăn mật ong để chống bệnh đường ruột. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, gấu được ăn như thế đã là tốt lắm rồi” - một chủ trại gấu chia sẻ.
Từ nhiều năm nay, các cơ quan liên quan, các tổ chức bảo vệ thiên nhiên trong và ngoài nước đã có nhiều cuộc họp, công văn, báo cáo… bàn về việc giải cứu những đàn gấu ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, vẫn chỉ là những công văn cấp dưới xin ý kiến cấp trên, cấp trên chỉ đạo cấp dưới một cách chung chung, để rồi gấu lần lượt ra đi, từ thời điểm gần 200 con đến nay chỉ còn 51 cá thể.
Tại một cuộc họp khẩn, theo yêu cầu của lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh, các ban ngành liên quan, trong biên bản làm việc, cũng lại đề nghị cấp trên sớm có phương án di chuyển toàn bộ số gấu ở Quảng Ninh tới các trung tâm cứu hộ và có cơ chế tài chính hợp lý cho các chủ nuôi.
Ông Nguyễn Trọng Bờ cho biết, các cơ quan chức năng có bàn về hỗ trợ tài chính thế nào thì ông không biết, nhưng chưa bao giờ đả động với các hộ nuôi gấu về vấn đề này.
Trong khi đó, theo bà Phạm Thùy Trinh - cán bộ của Tổ chức Động vật Châu Á - tổ chức này không được phép đàm phán với các chủ hộ về việc hỗ trợ tài chính để đổi lại được nhận gấu về nuôi dưỡng. “Chúng tôi chỉ có thể xem xét hỗ trợ tài chính trên cơ sở đề xuất cụ thể của các cơ quan chức năng” - bà Trinh nói.
Như vậy, bao năm qua vẫn tái diễn cảnh cơ quan này đợi đơn vị kia, các cấp chỉ đạo xin ý kiến lẫn nhau, trong khi các chủ hộ - phần lớn đã kiệt quệ - nhất quyết không chuyển giao miễn phí bởi gấu là tài sản, là kế sinh nhai duy nhất của họ.
Với thực trạng đó, những cá thể gấu còn lại - hiện cũng đang bị suy kiệt về sức khỏe và đủ các thứ bệnh - liệu có đợi được đến ngày các cơ quan chức năng, đơn vị và các ông chủ của chúng tìm được tiếng nói chung?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
(Tin Môi Trường) - Ngày 24/11, chính quyền và nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức tổ chức Lễ đón bằng công nhận cây di sản Việt Nam cùng với Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.