Tin tức » Tin trong nước
Phá rừng đào vàng trái phép
(10:45:30 AM 20/05/2015)
Một hầm mỏ được đào khoét giữa rừng để khai thác vàng tại xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) - Ảnh: Thái Bá Dũng
Nhiều tháng nay, người dân sống dọc suối Chư Jú (xã Ia Rbol, huyện Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) phải sống trong cảnh khổ sở, nguồn nước sinh hoạt lấy ở suối bị ô nhiễm nặng do hoạt động rầm rộ của các mỏ vàng nằm sâu trên rừng đầu nguồn.
Thâm nhập các chòi lán nơi những đối tượng khai thác vàng hoạt động trong nhiều tháng nay ở khu rừng nguyên sinh thuộc xã Ia Rbol, nằm giáp ranh với huyện Ea H’Leo (tỉnh Đắk Lắk) và thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), hàng trăm thợ đào vàng dựng lán, đem máy móc tập kết thành các lán trại giữa rừng để phục vụ việc đào vàng.
Khu vực các mỏ vàng nằm tách biệt hoàn toàn với bên ngoài, để có thể đến được nơi này phải đi bộ 4 - 5 giờ. Có bảy lán trại với hàng chục đường hầm bị đào khoét dẫn sâu xuống lòng đất, mở rộng trên một khoảnh rừng lớn.
Tại các hầm mỏ, rừng bị đào bới tan hoang, nhiều thân cây lớn bị đào bật gốc để lấy đất đãi vàng. Dòng nước dùng để đãi vàng chảy ra lênh láng, vẩn đục lan về con suối Chư Jú nằm phía dưới.
Một người đào vàng ở khu vực này cho biết chủ các lán trại và thợ đào vàng đều là người ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai). Các chủ lán đưa máy móc, nhân công vào rừng rồi trả công cho mỗi thợ 130.000 đồng/ngày.
Các thợ vàng phải làm việc trong điều kiện cực nhọc, nằm sâu giữa rừng, hằng ngày phải chui xuống các hầm sâu, dài hàng chục mét để lấy vàng. “Công an, kiểm lâm có vài lần vào truy quét, đốt lán trại nhưng khi họ về chúng tôi lại dựng lán để tiếp tục làm” - một thợ vàng kể.
Không chỉ ở Ayun Pa, tình trạng khoét núi để đào vàng trái phép gây ô nhiễm môi trường nặng nề cũng diễn ra ở rừng xã Pờ Tó, huyện Ia Pa.
Ở khu vực rừng gỗ dầu thuộc làng Bi Yong (xã Pờ Tó), nhiều khoảnh rừng cũng bị đào khoét nham nhở để đào đãi vàng. Các lán trại được phu vàng dựng lên trên đỉnh núi tách biệt hoàn toàn với bên ngoài.
Thời điểm chúng tôi có mặt, các bãi vàng không có thợ vàng hoạt động nhưng nhiều máy móc, dụng cụ đào đãi vẫn được tập kết sâu trong các đường hầm.
Người dân ở xã Pờ Tó và xã Ia Rbol (Ayun Pa) kể tình trạng đào đãi vàng trên núi đã tàn phá rừng, gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt nặng nề cho người dân (người dân địa phương có thói quen dùng nước suối để tắm giặt, sinh hoạt).
Ông Nguyễn Thanh Tâm, phó Phòng tài nguyên - môi trường thị xã Ayun Pa (Gia Lai), cho biết đã nắm được tình hình khai thác vàng trái phép ở trên núi xã Ia Rbol.
Theo ông Tâm, vị trí hoạt động của các mỏ vàng nằm ở tiểu khu 1288 thuộc lâm phần của xã Ia Rbol. Huyện đã huy động công an, dân quân... đi rừng nhiều ngày để tổ chức truy quét, đốt phá các lán trại ngăn các đối tượng tái hoạt động.
Trong khi đó, thượng tá Vũ Gia Long - phó trưởng Công an thị xã Ayun Pa - cho hay do địa bàn nằm tách biệt trong rừng sâu nên mỗi lần truy quét, lực lượng chức năng phải đi mất 2-3 ngày.
“Mỗi lần truy quét các đối tượng khai thác vàng đều bỏ trốn, để lại lán trại nên chúng tôi không thể xác định được danh tính cụ thể. Hiện công an đang đề xuất với đơn vị quân đội dùng thuốc nổ để đánh sập hoàn toàn các hầm vàng” - ông Long nói.
Đại diện UBND huyện Ia Pa cũng cho biết sẽ nắm lại tình hình hoạt động của các mỏ vàng để có biện pháp truy quét.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.