Tin tức » Tin trong nước
Ông Hoàng Văn Nghiên không chịu trả biệt thự
(08:25:57 AM 04/12/2014)Trao đổi với phóng viên ngày 3-12, ông Phạm Sỹ Liêm - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội - cho biết trước khi đến ở biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, ông Hoàng Văn Nghiên, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội, sống ở một ngôi nhà tại phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng. “Nếu đặt mình vào vị trí chủ tịch UBND TP Hà Nội bây giờ thì cũng khó xử, lúng túng thật khi người về sau lại ra quyết định thu hồi nhà ở của người trước đó. Có thể ông Nghiên cũng biết thế nên chây ì ra” - ông Liêm nhận xét.
Biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, TP Hà Nội Ảnh: THẾ KHA
Liên tục đòi hỏi
Năm 2006, UBND TP Hà Nội có thông báo về việc không bán nhà số 12 Nguyễn Chế Nghĩa cho ông Hoàng Văn Nghiên. Sau đó, Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đã ký hợp đồng cho ông Nghiên thuê nhà này. Do có nhiều ý kiến phản đối nên Sở Tài nguyên và Môi trường phải chỉ đạo Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội làm việc với ông Nghiên để chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn nhưng sự việc cũng chẳng đi đến đâu.
Cuối năm 2006, đại diện bên thuê nhà - ông Hoàng Văn Nghiên - và Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội đã cùng nhau lập biên bản thương lượng xin dừng hiệu lực hợp đồng cho thuê nhà ở trước thời hạn. Văn bản này có điều khoản rằng sẽ bảo đảm mọi sinh hoạt cho bên thuê cho tới khi hai bên cùng tìm kiếm, xác lập được nơi ở mới ổn định, lâu dài, phù hợp với tiêu chuẩn quy định đối với người có công lớn xây dựng TP. Biên bản còn nêu rõ trong thời gian thực hiện việc này, bên thuê không phải trả tiền thuê nhà, những phí tổn do sự việc này gây ra thì công ty cho thuê nhà chịu!
Đến năm 2012, Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất UBND TP cho phép ký lại hợp đồng thuê nhà với ông Nghiên tại số 12 Nguyễn Chế Nghĩa, sau khi giải quyết xong về nhà ở cho ông thì thu hồi; đồng thời đưa ra điều kiện là TP sẽ mua một căn nhà tại dự án khu Đông Hồ Nghĩa Đô với diện tích khoảng 173 m2. Hà Nội sẽ bố trí cho ông Nghiên ở ngôi nhà này và ký hợp đồng cho thuê, nếu ông có nhu cầu mua nhà thì TP sẽ giải quyết bán theo quy định tại Nghị định 61.
Ban đầu, ông Nghiên đồng ý với cách giải quyết này nhưng đến tháng 7-2013, ông đổi ý, đòi Sở Xây dựng, Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đề xuất với TP mua đất xây biệt thự tại khu đô thị Nam Thăng Long - Ciputra (khu đô thị sang trọng và đắt đỏ bậc nhất ở Hà Nội) để thuê ở… Đòi hỏi này khiến sự việc đi vào ngõ cụt và biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa vẫn được gia đình ông Nghiên sử dụng đến nay.
Phải xem xét kỷ luật Đảng
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nhận định: “Nhiều đồng chí được xây nhà nhưng vẫn để con cái ở và còn cố chiếm thêm nhà công vụ. Vừa rồi họp Quốc hội, nhiều đại biểu có nói về tình trạng tham nhũng nhà công vụ, tôi thấy đó là từ ngữ được dùng quá chính xác. Hầu hết những người ở nhà công vụ là đảng viên cả, phải chấp hành quy định của Đảng và nhà nước. Anh không chấp hành thì phải xem xét kỷ luật Đảng”.
Đồng tình, ông Phạm Sỹ Liêm cho rằng Hà Nội phải mạnh tay trong việc xử lý, thu hồi ngôi nhà 12 Nguyễn Chế Nghĩa. “Theo ý tôi, TP Hà Nội phải ra quyết định ngay chứ không thể cứ thỏa hiệp giới thiệu nơi này nơi kia mãi. Cứ ra quyết định về chỗ ở mới của ông Nghiên, không cần phải hỏi ý kiến ông ấy làm gì cả. Nếu ông ấy không chấp hành thì phải xử lý kỷ luật Đảng” - ông Liêm đề nghị.
Theo ông Liêm, trường hợp ông Nghiên kiên quyết không giao nhà thì nhà nước cần tiến hành cưỡng chế thu hồi. “Trước đây, nhà nước cho quyền ở đó thì giờ nhà nước quyết định ở đâu, ông ấy phải chấp hành. Còn nếu ông ấy không nhận, xin trả nhà thì chúng ta hoan nghênh” - ông Liêm bày tỏ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Ban tổ chức Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam - năm 2024 đã tiến hành công bố kết quả và trao giải cuộc thi với sự tham gia của các đại biểu là các nhà khoa học, nhà báo, khách mời và các tác giả đoạt giải cuộc thi.
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.