Tin tức » Tin trong nước
Ngăn chặn triệt để việc đánh bắt cá nhiễm dioxin trong Sân bay Biên Hòa, Đồng Nai
(05:25:30 AM 04/12/2015)>>Nhiều người vẫn đánh bắt cá tại hồ nhiễm chất độc da cam trong sân bay Biên Hòa
Sau khi họp bàn, Trung đoàn 935 quyết định sẽ đặt một vọng gác ở gần hồ, cử chiến sỹ thay phiên canh gác 24/24 giờ; đồng thời bố trí người thường xuyên đi tuần tra dọc tường rào sân bay.
Ngăn chặn triệt để việc đánh bắt cá nhiễm dioxin trong Sân bay Biên Hòa, Đồng Nai
Đại tá Dũng cho biết thêm: Địa điểm người dân gỡ dây thép gai, vượt tường rào vào sân bay khai thác thủy sản là nơi tập trung đông dân cư. Trung đoàn 935 khuyến cáo, Sân bay Biên Hòa là khu vực quân sự, việc người dân vào trong sân bay khi chưa được sự đồng ý của đơn vị là sai và sẽ bị xử lý nghiêm.
Theo các nghiên cứu mới nhất của Dự án “Xử lý dioxin tại các điểm nóng ô nhiễm nặng tại Việt Nam” được triển khai ở bên ngoài về phía Tây và các hồ trong Sân bay Biên Hòa, đã phát hiện có sự lan tỏa dioxin từ Sân bay Biên Hòa ra sông Đồng Nai qua các kênh thoát nước. Ngoài ra, các mẫu phân tích cũng cho thấy, có nơi (ngoài sân bay) nồng độ dioxin cao gấp hàng nghìn lần mức cho phép. Từ thực tế này, thời gian qua, các cấp, các ngành của tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Ban chỉ đạo 33) triển khai các biện pháp truyền thông giúp người dân hiểu và biết cách phòng tránh ô nhiễm dioxin.
Ông Huỳnh Cao Hải, Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho biết: Các nghiên cứu đã chỉ ra nhiều nơi quanh Sân bay Biên Hòa cũng nhiễm dioxin. Sở Y tế Đồng Nai đang tiến hành truyền thông, giúp người dân sống trong vùng ô nhiễm hiểu và biết cách phòng tránh lây nhiễm dioxin. Đối với các hồ nhiễm chất độc hóa học quanh sân bay, đặc biệt là hồ Biên Hùng (cách Sân bay Biên Hòa khoảng 1km), tỉnh Đồng Nai đã cấm đánh bắt cá. Ngoài ra, ngành chức năng cũng khuyến cáo người dân sống gần Sân bay Biên Hòa không chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản.
Theo Đại tá Trần Văn Dũng - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 935, để giải quyết tình trạng ô nhiễm dioxin trong Sân bay Biên Hòa, những năm qua, Bộ Quốc phòng phối hợp với Trung đoàn 935 đã cô lập 94.000 m3 đất ô nhiễm dioxin tại khu vực Z1 (nơi ô nhiễm nặng nhất trong sân bay). Từ năm 2014 đến nay, Binh chủng Hóa học (Bộ Quốc phòng) vẫn đang xử lý bằng biện pháp chôn lấp, cô lập nhiều diện tích đất bị nhiễm dioxin trong sân bay. Văn phòng Ban chỉ đạo 33 cũng xây dựng các công trình vây quanh, ngăn chặn không để dioxin lan ra khu vực lân cận. Sân bay Biên Hòa là nơi nhiễm dioxin rất nặng. Tại đây, trong những năm chiến tranh, Quân đội Mỹ đã trung chuyển, lưu trữ và sử dụng 98.000 thùng chất da cam, hơn 60.000 thùng chất xanh và chất trắng. Từ năm 1969-1970, tại sân bay đã có 2.500 lít chất trắng và 25.000 lít chất da cam bị tràn ra ngoài từ các bể chứa. Nhà nước ta đang triển khai nhiều giải pháp nhằm xử lý dứt điểm tình trạng nhiễm dioxin trong Sân bay Biên Hòa.
Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm chất độc hóa học tồn lưu trong đất, trầm tích ở sân bay, người dân tuyệt đối không đánh bắt, sử dụng, buôn bán các loại thủy sản khai thác được trong khu vực Sân bay Biên Hòa.
Khu vực trong Sân bay Biên Hòa (phường Tân Phong, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) được coi là nơi bị nhiễm dioxin nặng nhất, lâu nhất và lớn nhất không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Ngay mặt tường rào (cao khoảng 2 mét, trên chằng thêm dây thép gai) ngăn Sân bay Biên Hòa với khu dân cư, cơ quan chức năng đã gắn biển cảnh báo "Hồ nhiễm chất độc da cam/dioxin. Ăn bất cứ loại thực phẩm nào được nuôi trồng tại hồ này đều gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn".
Dù đã được cảnh báo, song vào những ngày cuối tuần vẫn có nhiều nhóm người từ nơi khác đến mang theo lưới, vợt, kích điện, gỡ dây thép gai, vượt tường rào vào hồ trong sân bay để đánh bắt cá. Các nhóm này thường đánh bắt cá từ 7 giờ đến gần 16 giờ ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần; trong số này có 1 nhóm khoảng 10 người đến từ thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Chỉ trong ngày chủ nhật 29/11 vừa qua, nhóm này đã bắt được trên 100 kg cá rô phi, các quả (cá lóc), cá trê. Sau đánh bắt, nhóm người trên đưa cá về khu phố Tân Thắng, phường Tân Bình, thị xã Dĩ An, chia nhau mang về chế biến và đem đi bán.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Ngăn chặn triệt để việc đánh bắt cá nhiễm dioxin trong Sân bay Biên Hòa, Đồng Nai
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.