Tin tức » Hoạt động VACNE
Nhiều người vẫn đánh bắt cá tại hồ nhiễm chất độc da cam trong sân bay Biên Hòa
(22:41:12 PM 02/12/2015)Nhiều người vẫn đánh bắt cá tại hồ nhiễm chất độc da cam trong sân bay Biên Hòa -Ảnh: NLĐ
Ngay mặt tường rào (cao khoảng 2 mét, trên chằng thêm dây thép gai) ngăn sân bay Biên Hòa với khu dân cư, cơ quan chức năng đã gắn biển cảnh báo “Hồ nhiễm chất độc da cam/dioxin. Ăn bất cứ loại thực phẩm nào được nuôi trồng tại hồ này đều gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn”. Thế nhưng có mặt tại đây lúc 7 giờ sáng 29/11, từng nhóm người (nhóm ít có 2 người, nhóm đông gồm 10 người) mang theo lưới, vợt, kích điện, gỡ dây thép gai, vượt tường rào vào hồ đánh bắt cá. Hơn 2 giờ sau, nhóm này khai thác được khoảng 40 kg cá (đa số là cá rô phi, cá quả (lóc), cá trê) rồi cho vào các bao tải để đưa ra ngoài. Ngay sau đó, một thanh niên dùng xe máy chở số hải sản trên chạy qua cầu Hóa An (thành phố Biên Hòa) đi về hướng thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Những người còn lại tiếp tục công việc của mình trong hồ. Đến trưa, họ dành gần 30 phút để ăn tạm các loại thức ăn nhanh đã chuẩn bị sẵn, sau đó tiếp tục trầm mình dưới hồ đánh cá. Đến 3 giờ chiều cùng ngày, nhóm trên bắt đầu thu xếp dụng cụ và chở hàng chục kg cá về khu phố Tân Thắng (phường Tân Bình, thị xã Dĩ An, Bình Dương). Khi được hỏi, một người đàn ông trong nhóm (khoảng trên 40 tuổi) cho biết, số cá bắt được trong ngày là hơn 100 kg. Toàn bộ cá được chia đều cho 10 người, các thành viên mang cá về nhà chế biến món ăn và đem đi bán. Riêng cá quả, do là cá bắt được từ tự nhiên nên mỗi kg họ bán được trên 100.000 đồng.
Theo người dân sống gần hồ, người từ các địa phương khác đổ về hồ đánh cá diễn ra từ nhiều năm nay. Người dân sống gần hồ đã khuyên họ không nên vào hồ đánh bắt để tránh nguy hiểm nhưng họ không nghe. Những ngày cuối tuần tập trung đông người hơn. Khi lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý, tình trạng trên không còn, nhưng sau khi lực lượng chức năng rời đi sự việc lại tiếp diễn.
Về thực trạng ô nhiễm dioxin trong sân bay Biên Hòa, số liệu của Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Văn phòng Ban chỉ đạo 33) cho thấy, lượng chất diệt cỏ mà Mỹ trung chuyển, lưu trữ và sử dụng ở sân bay Biên Hòa trong chiến tranh là 98.000 thùng chất da cam, hơn 60.000 thùng chất xanh và chất trắng. Từ năm 1969-1970, tại sân bay đã có 2.500 lít chất trắng và 25.000 lít chất da cam bị tràn ra ngoài từ các bể chứa.
Từ 2000 – 2004, Bộ Quốc phòng đã nghiên cứu và xác định nồng độ dioxin trung bình tại sân bay Biên Hòa khoảng 35.000 ppt. Nghiên cứu còn chỉ ra, nồng độ ppt trong máu của những người đánh bắt cá trong khu vực sân bay Biên Hòa là 2.000 ppt (tỷ lệ cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới là 10 ppt). Hiện nay, Bộ Quốc phòng đã cô lập 94.000 m3 đất ô nhiễm dioxin tại khu vực Z1 (nơi ô nhiễm nặng nhất trong sân bay). Các mẫu đất, trầm tích, sinh vật ở một số hồ cách khu Z1 khoảng 300m thuộc vùng lan tỏa hay hạ lưu khu Z1 còn có dioxin với nồng độ cao.
Thời gian qua, Văn phòng Ban Chỉ đạo 33 phối hợp cùng các bộ, ngành đã khảo sát, nghiên cứu mức độ ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa và khu vực lân cận. Trước khảo sát, ước tính chỉ có trên 75.000m3 đất bị ô nhiễm dioxin với nồng độ từ 1.000 ppt đến hơn 1 triệu ppt (hàm lượng dioxin dưới mức 10 ppt là thấp, khoảng trên dưới 100 ppt là cao), song trong quá trình thực hiện, Ban Chỉ đạo đã phát hiện thêm nhiều điểm bị ô nhiễm dioxin. Vì vậy, trên thực tế, khối lượng đất, trầm tích bị nhiễm chất độc hóa học ở đây còn có thể lớn hơn. Đặc biệt, đất bị nhiễm dioxin thường trở thành trầm tích trong các hồ và sông, lây nhiễm sang cá, các động vật khác và cuối cùng là thức ăn của con người.
Cá bắt được đem bán cho dân
Kết quả nghiên cứu dự án “Xử lý dioxin tại các điểm nóng ô nhiễm nặng tại Việt Nam” được thực hiện ở bên ngoài về phía Tây và các hồ trong sân bay Biên Hòa cho thấy, có tới 16 trong tổng số 28 hồ có nồng độ dioxin vượt ngưỡng cho phép, mẫu cao nhất đến hơn 8.000 ppt, điển hình như hồ Ông Bình có nồng độ 8.016 ppt. Đặc biệt, các hồ mới đào hoặc hồ ở vị trí cao trong sân bay có mức độ ô nhiễm chất độc hóa học nặng.
Bà Nguyễn Mỹ Hằng, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế - Văn phòng Ban chỉ đạo 33 cho biết: Văn phòng Ban chỉ đạo 33 đã sớm khuyến cáo người dân không khai thác, sử dụng thủy hải sản trong sân bay Biên Hòa. Văn phòng phối hợp với các cấp, các ngành ở Đồng Nai thực hiện các biện pháp truyền thông để nâng cao nhận thức cho cộng đồng về thực trạng nhiễm dioxin trong sân bay Biên Hòa; giúp người dân thấy được sự tồn dư dioxin trong các sản phẩm thủy hải sản; hướng dẫn người dân cách sử dụng thức ăn an toàn. Điều quan trọng là người dân cần nhận thức rõ những rủi ro của dioxin đối với sức khỏe và sinh kế của họ.
Theo bà Đào Nguyên, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Đồng Nai, tỉnh đang đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm giúp người dân sống trong vùng ô nhiễm dioxin thấy được thực trạng và cách phòng tránh lây nhiễm chất độc hóa học, thấy được nguồn lây nhiễm dioxin. Đối với việc đánh bắt cá trong sân bay Biên Hòa, bà Đào Nguyên cho rằng, các ngành liên quan phải có biện pháp ngăn chặn hiệu quả hơn.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhiều người vẫn đánh bắt cá tại hồ nhiễm chất độc da cam trong sân bay Biên Hòa
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
- Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Công nhận cây di sản Việt Nam tại từ đường dòng họ Lê Tước
- Nhà khoa học chân chính của Hội Bảo vệ TN &MT Việt Nam được vinh danh “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024”
- Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Bình
- Thêm 45 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
- Lãnh đạo VACNE tham dự Hội thảo và tặng sách cho Đại sứ quán Israel
- Cây Gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Bình
- Nhà khoa học chân chính của Hội Bảo vệ TN &MT Việt Nam được vinh danh “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024”
- Công nhận cây di sản Việt Nam tại từ đường dòng họ Lê Tước
- Thêm 45 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Lãnh đạo VACNE tham dự Hội thảo và tặng sách cho Đại sứ quán Israel
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
- Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.