Tin tức » Tin trong nước
Nắng nung người ở "chảo lửa Đông Dương"
(07:47:31 AM 30/05/2015)13 giờ ngày 29-5, tại khu vực Cửa Rào, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nắng nóng lên đến đỉnh điểm trong vòng 6 năm trở lại đây.
Nóng chưa từng thấy
Vừa gạt những giọt mồ hôi chảy ròng ròng trên khuôn mặt đỏ ửng, chị Lô Thi Minh bán tạp hóa ở ngã ba Cửa Rào, xã Xá Lượng, cho biết chị ở đây từ nhỏ nhưng chưa bao giờ thấy nắng nóng kéo dài như năm nay, ngày nào nhiệt độ cũng trên dưới 40 độ C. “Cả tháng trời chưa thấy có giọt mưa. Nóng mà cứ như thế này một thời gian nữa thì chắc không thể nào sống nổi” - chị Minh than thở.
Bà Vi Thị Phương (ngụ bản Mon, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) đi bộ 6 km dưới cái nắng trên 40 độ C ra thị trấn bán củi
14 giờ, rời Cửa Rào, chúng tôi chạy xe máy theo Quốc lộ 7 về thị trấn Hòa Bình. Trên đường, thưa thớt vài ô tô, xe máy chạy vội. Hai bên đường, nhà dân cửa đóng then cài. Dưới một số gốc cây lớn, nhiều thanh niên cởi trần tụ tập tránh nóng. “Nóng quá! Ở trong nhà, chui xuống gầm giường nằm mà vẫn không thể ngủ được. Không chịu nổi nên chúng tôi buộc phải ra đây ngồi cho đỡ nóng” - anh Vi Văn May, một người dân đang trú nắng dưới bóng cây, chia sẻ.
Người dân đánh bắt cá dưới trời nắng như thiêu đốt
Tại thị trấn Hòa Bình, bà Trần Thị Kim Loan, Trạm trưởng Trạm Khí tượng Tương Dương, vừa đo nhiệt độ trong lều khí tượng vào lúc 13 giờ cho thấy mức nhiệt đến 40,6 độ C. Đây cũng là ngày nóng nhất từ đầu tháng đến nay tại Nghệ An. Tuy nhiên, theo bà Loan, nhiệt độ trên mặt đất là 70 độ C, nhiệt độ ngoài trời vào khoảng 45-46 độ C. Nhiệt độ cao kèm gió Lào thổi mạnh kéo dài liên tục nhiều ngày và không hề có mưa khiến không khí rất ngột ngạt.
Cuộc sống đảo lộn
Giữa “chảo lửa” Tương Dương, bà Vi Thị Phương (53 tuổi, trú bản Mon, xã Thạch Giám) vẫn lầm lũi mang một gùi củi lớn trên lưng, đi bộ hơn 6 km để ra thị trấn Hòa Bình bán. Cả ngày quần quật từ sáng sớm, bà cũng chỉ gom được mớ củi mang bán được 25.000 đồng. “Trời có nóng mấy mình cùng phải đi rừng lấy củi, chặt nứa. Không đi thì lấy tiền mô mua gạo, ở nhà thì chết đói cả” - bà Phương nói.
Sông, suối cạn khô, nguồn cung cấp nước sạch của người dân cũng đã cạn kiệt. Hiện ở các xã của huyện Tương Dương như: Yên Na, Yên Tĩnh, Yên Hòa, Thạch Giám, Xá Lượng… đều thiếu nước sinh hoạt. Ông Vi Xuân Quyết, Chủ tịch UBND xã Thạch Giám, cho biết trên 300 hộ ở 3 bản Cây Me, Mon và Thạch Dương không có nước sạch để dùng, một số hộ dân ở bản Cây Me phải dùng nguồn nước nhiễm bẩn.
Còn theo ông Đậu Xuân Hiệp - Phó Chủ tịch UBND xã Xá Lượng, huyện Tương Dương - nhiều diện tích hoa màu của người dân bị héo, chết, gia súc, gia cầm đổ bệnh. Cuộc sống của người dân bị đảo lộn; số người già, trẻ em ốm đau phải đi khám chữa bệnh tăng.
Nắng nóng gay gắt còn kéo dài
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương, trong ngày nắng nóng đỉnh điểm 29-5, mức độ nóng ở miền Bắc như ngày 28-5, miền Trung nhiệt độ cao hơn từ 1-2 độ C và phổ biến từ 38-41 độ C. Một số nơi ở sát sườn phía Đông Trường Sơn như Như Xuân, Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Con Cuông, Cửa Rào, Đô Lương, Tây Hiếu (Nghệ An), Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh), nhiệt độ trên dưới 42 độ C. Đợt nóng này đã sánh ngang với đợt nắng nóng kỷ lục xảy ra vào trung tuần tháng 6-2010.
Theo nhận định của các chuyên gia, ngày 30-5, ở miền Bắc duy trì tình trạng nắng nóng gay gắt với mức nhiệt cao nhất phổ biến 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C. Ngày 31-5, do có mưa rào và giông, nắng nóng sẽ tạm thời gián đoạn. Từ ngày 1-6, nắng nóng sẽ tái diễn với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.
Ở Trung Bộ, ngày 30-5, tiếp tục xảy ra nắng nóng gay gắt với nhiệt độ phổ biến từ 37-40 độ C; vùng núi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất trên 40-42 độ C. Từ ngày 31-5, nhiệt độ ở các tỉnh Trung Bộ có xu hướng giảm nhưng vẫn phổ biến 35-38 độ C. Sau đó, từ ngày 3-6, nhiệt độ lại có xu hướng tăng lên từ 1-2 độ C.
Phải tới ngày 6 và 7-6, khi không khí mát cường độ khá mạnh tràn xuống, gây mưa rào và giông trên diện rộng ở cả Bắc Bộ và Trung Bộ, nắng nóng mới có thể chấm dứt.
B.M.Tăng
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
(Tin Môi Trường) - Ngày 24/11, chính quyền và nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức tổ chức Lễ đón bằng công nhận cây di sản Việt Nam cùng với Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.