Tin tức » Tin trong nước
Lạng Sơn: Rừng đặc dụng Hữu Liên đang "kêu cứu"
(07:47:58 AM 15/09/2012)
Cây ở rừng Hữu Liên bị lâm tặc đốn hạ. (Nguồn: Bảo Vệ Pháp Luật).
Theo tìm hiểu, hiện tại giá gỗ ở Hữu Liên không tính bằng mét khối mà tính bằng mét dài vì sau khi đốn hạ, gỗ được xẻ ngay tại trong rừng theo “đơn đặt hàng”, vừa dễ vận chuyển vừa dễ qua mặt các cơ quan chức năng.
Thâm nhập “tổng kho” gỗ lậu
Được biết sâu trong các cánh rừng ở Hữu Liên có rất nhiều bãi tập kết gỗ, đã nhiều lần chúng tôi tìm cách tiếp cận đều không được. Nhưng rồi dịp may cũng đến khi được một vài người bạn có thú vui câu cá cho biết mùa này đang là mùa nước lên, sâu trong các khu rừng ở Hữu Liên có rất nhiều cá nheo, vậy là chúng tôi chuẩn bị đồ nghề câu cá theo chân nhóm người đi câu nhằm hướng rừng sâu thẳng tiến.
Sau nhiều giờ lội bộ, men theo những con đường mòn trơn trợt, uốn lượn một bên là núi đá, một bên là vực sâu chúng tôi đã đến được khu vực Đồng Lâm, mặc dù khu vực này không hề có dân sinh sống nhưng người ra vào khá đông.
Khi chúng tôi vẫn chưa hết ngạc nhiên trước cảnh náo nhiệt đó thì có khoảng hơn chục thanh niên bặm trợn vây quanh dò xét. Sau một hồi giải thích và xem xét thấy đồ nghề của chúng tôi chỉ là những bộ cần câu cùng lỉnh kỉnh hộp mồi, đám thanh niên này mới “tha” cho chúng tôi đi tiếp.
Dọc theo con suối uốn lượn trong rừng sâu có rất nhiều vũng, vực sâu. Chọn một địa điểm, chúng tôi bắt đầu vừa thả câu vừa quan sát và phát hiện một điều đầy bất ngờ, nằm dưới các vũng sâu này không chỉ có nhiều cá mà còn có rất nhiều gỗ đã được xẻ lập lờ, nửa nổi, nửa chìm.
Sau một hồi loanh quanh chúng tôi làm quen được một người đi rừng tên là Đông, người thôn Làng Cóc, xã Hữu Liên và được ông cho biết: gỗ tập kết ở quanh khu vực này đều đã có chủ và đang đợi đến thời điểm thích hợp là họ cho người vào vác ra, nếu các chú muốn mua gỗ thì phải ra ngoài chứ gỗ ở đây không ai bán đâu.
Để kiểm chứng lời nói của ông Đông, chúng tôi tìm gặp và hỏi một số thanh niên đang vác gỗ thì chỉ nhận được cái lắc đầu hoặc một câu nói như đã thuộc lòng: “gỗ này mang về làm nhà thôi, không bán đâu”.
Tuy nhiên, sau một hồi vừa đi theo vừa trò chuyện với một tốp thanh niên đang vác gỗ thì được biết họ đều là dân quanh vùng vào đây để vác gỗ thuê được trả công 200 ngàn đồng/ngày.
Theo tìm hiểu thì hiện nay lâm tặc thường dùng cưa máy gọn, nhẹ nhưng hiệu quả, khi cây gỗ được đốn hạ sẽ xẻ ngay trong rừng sâu theo “đơn đặt hàng”. Gỗ được thành từng thanh nhỏ, dài vuông vắn vừa sức cho đội quân cửu vạn vác, vận chuyển và dễ dàng qua mặt được các lực lượng chức năng bởi khi có ai hỏi thì họ đều trả lời một câu giống nhau là “mang về làm nhà”. Cũng chính vì vậy mà giá gỗ ở đây có kiểu tính theo mét dài chứ không tính theo mét khối.
Vào rừng lấy gỗ dễ như lấy rau dại
Rừng đặc dụng Hữu Liên, thuộc xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng đã từng được mệnh danh là “vựa” nghiến của cả vùng, với tổng diện tích tự nhiên trên 10.000 ha; trong đó có hơn 7.000 ha thuộc diện khoanh nuôi, bảo vệ. Trong rừng nguyên sinh có nhiều loài cây quí hiếm hàng trăm năm tuổi như Nghiến, Trai lý, Lát, Kháo đá, Đinh...
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng thì hiện nay diện tích rừng tự nhiên chỉ còn khoảng 20% – 30%; còn lại đã bị tàn phá tan hoang xơ xác bởi lâm tặc và sự tiếp tay của chính người dân quanh vùng.
Theo một cán bộ xã Hữu Liên cho biết: Hữu Liên là một trong số ít địa phương còn giữ được bản sắc, văn hóa nhà sàn, hiện còn khoảng 90% số nhà trên địa bàn xã là nhà sàn và đa phần bà con đều sử dụng gỗ để dựng nhà.
Đây chính là một trong những nguyên nhân bà con thường vào rừng chặt gỗ, tích lũy để làm nhà khi có nhu cầu tách hộ.
Tuy nhiên theo tính toán của chúng tôi, hiện toàn xã Hữu Liên có khoảng 700 hộ và cứ cho mỗi năm tăng thêm khoảng 20 đến 30 hộ nữa do thanh niên trong xã lập gia đình mới và tách hộ thì số lượng gỗ dùng cho việc dựng nhà cũng không thể nhiều đến mức tàn phá khu rừng đặc dụng hàng ngàn ha nhanh đến vậy.
Do lợi nhuận từ rừng mang lại quá lớn và vì cuộc sống mưu sinh, các đầu nậu gỗ đã lợi dụng bà con địa phương để cùng tàn phá rừng.
Xã Hữu Liên là một trong những điểm nóng nhất trong việc người dân tự ý vào rừng khai thác gỗ bởi không ít gia đình đầu tư mua sắm các loại phương tiện, máy móc để vào rừng khai thác gỗ. Vì vậy mà việc người dân ở đây vác gỗ, chở gỗ không phải là điều gì xa lạ và chính họ cũng thừa nhận việc vào rừng lấy gỗ dễ như lấy rau dại trong rừng.
Ông Hoàng Minh Luật, Bí thư Đảng ủy xã Hữu Liên cho biết muốn thực hiện tốt việc bảo vệ rừng đặc dụng Hữu Liên thì rất cần sự phối hợp đồng bộ giữ các cơ quan chức năng như Kiểm Lâm, Ban quản lý rừng… và chính quyền địa phương.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân và đặc biệt là phải có cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân sống quanh rừng, có như vậy thì người dân mới tự giác tham gia bảo vệ và giữ rừng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.