»

Thứ bảy, 18/01/2025, 05:09:20 AM (GMT+7)

Cứu hộ ba cá thể gấu nuôi cuối cùng tại tỉnh Lạng Sơn

(15:56:19 PM 25/06/2021)
(Tin Môi Trường) - Sáng 25/6/2021, Tổ chức Động vật Châu Á thực hiện cứu hộ ba cá thể gấu của một hộ gia đình nuôi lâu năm nay tự nguyện trao trả tại TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, đưa về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam tại Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc của đơn vị.
Các[-]bác[-]sỹ[-]lấy[-]mẫu[-]máu[-]lông[-]và[-]khám[-]toàn[-]diện[-]trong[-]lúc[-]gây[-]mê[-]đưa[-]gấu[-]ra[-]ngoài.JPG
Các bác sỹ lấy mẫu máu lông và khám toàn diện trong lúc gây mê đưa gấu ra ngoài
 
Theo thông tin từ Chi cục Kiểm lâm Lạng Sơn, ba cá thể gấu này được gắn chip lần đầu năm 2005, cho tới nay ước tính tối thiểu 16 tuổi. Ba cá thể được nuôi ở gian cuối cùng của một căn nhà ống, nên đoàn cứu hộ phải gây mê để đưa gấu ra ngoài. Được biết, chủ nuôi từng có 5 cá thể gấu ngựa được mua từ những năm 2000 từ Nghệ An, nhưng 2 cá thể đã chết và nay gia đình quyết định tự nguyện chuyển giao 3 cá thể gấu còn lại cho Tổ chức Động vật Châu Á cứu hộ và chăm sóc, sau khi được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm Giáo dục thiên nhiên vận động, truyền thông.
 
Ba cá thể gấu, hai cá thể cái, một cá thể đực nặng ước chừng khoảng 150 kg, được Tổ chức đặt tên là Hy Vọng, Tương Lai và Vui bởi từ nay trở đi, cuộc sống của chúng sẽ chuyển biến tích cực và tự do, vui vẻ mãi về sau. Đây là ba cá thể gấu nuôi nhốt cuối cùng của tỉnh Lạng Sơn, là một dấu mốc trong những nỗ lực chấm dứt nạn nuôi gấu lấy mật tại Việt Nam của các cơ quan chức năng và các tổ chức cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã.
 
Cứu[-]hộ[-]ba[-]cá[-]thể[-]gấu[-]nuôi[-]cuối[-]cùng[-]tại[-]tỉnh[-]Lạng[-]Sơn
Bác sĩ siêu âm ổ bụng và khám toàn diện bằng máy siêu âm di động
 
Gấu được cứu hộ bằng phương pháp gây mê, và đưa từng cá thể gấu ra khỏi chuồng nuôi hiện tại bởi nơi nuôi nhốt gấu là gian cuối của một căn nhà ống. Các bác sỹ cũng khám sức khoẻ lâm sàng, siêu âm ổ bụng, kiểm tra chi khớp, mắt, răng, lấy mẫu máu, lông… đánh giá sức khoẻ tổng thể của gấu trước khi đưa gấu vào lồng vận chuyển. Các mẫu máu, lông của gấu sẽ được xét nghiệm và phân tích khi về đến Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. Thực hiện quá trình này là bác sỹ thú y Shaun Thomson (quốc tịch New Zealand) và ekip 4 bác sỹ thú y trẻ người Việt Nam cùng hỗ trợ vận chuyển của đoàn cứu hộ Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. Bác sỹ Shaun Thomson nhận định ba cá thể gấu có sức khoẻ tương đối tốt so với độ tuổi, tuy nhiên hai cá thể gấu cái bị cụt chi (có thể do bị bẫy bắt từ nhỏ).
 
Hai năm trước đây, Tổ chức Động vật Châu Á cũng từng cứu hộ gấu ngựa Phoenix- do diễn viên người Mỹ gốc Việt Maggie Q bảo trợ tại Tp Lạng Sơn cũng đúng vào tháng 6 năm 2019. Mới 10 ngày trước, Tổ chức cũng cứu hộ 4 cá thể gấu ngựa từ Rạp Xiếc Trung Ương Hà Nội. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2021 tới nay, Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam đã đưa về và chăm sóc thêm 8 cá thể gấu ngựa.
 
Cứu[-]hộ[-]ba[-]cá[-]thể[-]gấu[-]nuôi[-]cuối[-]cùng[-]tại[-]tỉnh[-]Lạng[-]Sơn
 
Sau cứu hộ, gấu sẽ trải qua 30 ngày cách ly, được khám sức khoẻ và chữa trị các bệnh tật, thương tổn, trước khi được ghép nhóm và hòa nhập tại các khu bán tự nhiên. Tính cả chuyến cứu hộ tại Lạng Sơn lần này, Trung tâm hiện có 189 cá thể gấu đang được chăm sóc trong điều kiện y tế tốt nhất, và được tận hưởng cuộc sống là gấu đích thực.
 
Tổ chức Động vật Châu Á đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hướng tới chấm dứt 100% số trại gấu còn lại trên địa bàn cả nước và đưa được thêm khoảng 800 cá thể gấu nữa về các cơ sở cứu hộ, lộ trình từ 2017 tới 2022. Thống kê mới nhất cho thấy cả nước còn khoảng hơn 400 cá thể gấu nuôi trong các trang trại, trong khi gấu ngoài tự nhiên chỉ còn vài trăm cá thể. Cuối năm 2005, Chính phủ Việt Nam tiến hành lập hồ sơ và quản lý gấu trên cả nước nhằm mục đích quản lý số lượng gấu đang nuôi nhốt, chấm dứt tình trạng săn bắt gấu từ tự nhiên về nuôi.) Phần lớn gấu ngựa nuôi nhốt trong các trang trại vì mục đích thương mại, và có lẽ khoảnh khắc duy nhất mà những cá thể này được ra khỏi bốn bức lồng sắt xung quanh là khi bị gây mê để trích hút mật. Một số cá thể gấu được nuôi nhốt với mục đích làm cảnh hoặc để biểu diễn trong các công viên hoặc rạp xiếc.
ThS. Phan Thị Thùy Trinh - Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cứu hộ ba cá thể gấu nuôi cuối cùng tại tỉnh Lạng Sơn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI