Tin tức » Tin trong nước
Kon Tum: Bọ đậu đen vây…. làng
(10:12:49 AM 15/06/2013)Ảnh minh họa
* Bọ đậu đen phủ kín nhà rông
Tại nhà rông làng Plei Chor, những con bọ nhỏ, cánh cứng, màu đen bu kín xung quanh từ cột nhà, cầu thang, vách nhà đến các thanh gỗ chạy dọc, ngang nhà rông. Dưới sàn nhà là các con bọ di chuyển lúc nhúc. Đang loay hoay tìm cách đuổi bọ, các em nhỏ trong làng bất ngờ lật tấm cửa tủ rơi trên sàn, một lượng bọ đen dày, phủ kín mặt dưới của tủ có số lượng cả triệu con, thấy động chúng chạy tán loạn, bò khắp nhà sản. “Mọi người quen rồi, chúng có khắp ở trong làng. Gần như nhà nào làm bằng gỗ, vách ngói đều có”- anh A Thoan, Phó trưởng thôn Plei Chor cho biết. Như để chứng minh lời nói, A Thoan còn dẫn chúng tôi đến các nhà khác trong làng. Hình ảnh trên lại hiện hữu ở khắp nơi. Chỗ nào có gỗ, cây bị mục là chúng bám thành từng đoàn đen kín. “Ăn cơm chúng cũng bò vào mâm, rơi vào thức ăn. Các cháu học một lúc thì chúng bò lên tay chân. Tối ngủ, nhiều khi nó còn bò vào tai. Mùi thì hôi, khó chịu. Ngồi một tý là chúng bò vào. Không ai chịu nổi”- A Thoan nói.
Tại nhà A Gin ở làng Kép Ram thì gần như mặt sàn kho đựng đồ của anh bị bọ đen bu kín mặt sàn. Dưới nhà sàn, trên màn, tủ quần áo hay xe bò… chúng đều bâu kín. Quả thật, rảo qua các nhà dân ở 2 làng trên, gần như bất kỳ căn nhà nào được dựng bằng gỗ đều có sự hiện diện của bọ đậu đen khắp nơi. Chúng thường sống thành từng đoàn, trú tại các điểm nứt của cây, các thân cây mục; chúng núp dưới mái nhà làm bằng ngói… Tuy nhiên không một ai trong làng biết chúng ăn gì, uống gì vì chúng toàn sống ở nơi khô ráo.
* Chục năm chưa có lời giải
Trước sự xuất hiện của bọ, người dân ở các thôn, làng đã báo cáo sự việc lên chính quyền xã. Xã cũng đã báo lên Trung tâm y tế thành phố để tổ chức người xuống phun thuốc. Theo anh Nguyễn Hải Quang, Chủ tịch UBND xã Hoà Bình: Việc bọ đậu đen xuất hiện đã xảy ra khoảng 10 năm nay, khi mưa dông về thì chúng xuất hiện. Những năm đầu dân phản ánh, các cơ quan chức năng đã đến làm việc, kiểm tra nhưng chẳng có giải pháp nào. Họ nói chung chung, chỉ hướng dẫn dân "quét- hốt- đốt". Không thể diệt tận gốc, không có cách ngăn bọ tấn công vào nhà. Vì vậy cứ khi mưa dông thì bọ đậu đen lại xuất hiện. Vài ba năm nay chẳng thấy ai vào nói năng gì nữa. Tuy nhiên con bọ trên chỉ xuất hiện ở những nhà gỗ, riêng nhà xây thì không có.
Theo anh A Thoan, khi Trung tâm y tế về làng tổ chức phun thuốc, tẩm màn thì nhiều bọ đậu đen chết nhưng hôm sau chúng lại xuất hiện dày đặc. Ban ngày chúng sợ ánh sáng nên ẩn mình, chẳng di chuyển. Đêm về chúng bò lúc nhúc, còn tiết dịch mùi khó chịu. Dân làng cũng tự tổ chức quét dọn, thu gom nhưng không ăn thua vì nhiều quá. Có nhà gom lại được 2 bao lớn (loại 50kg) rồi đem đốt, hoặc đổ nước sôi cho chúng chết.
Nói là vậy nhưng thực tế khi vào các nhà dân chúng tôi phát hiện, sau khi phun thuốc, người dân cũng chẳng ai quét dọn mà cứ để xác bọ đậu đen ở khắp nhà. Bản thân nhà A Gin cũng vậy, một căn phòng rộng khoảng 5 mét vuông, bọ đậu đen chết kín mặt kho nhưng A Gin cũng chẳng quét dọn, cứ để vậy. Dưới nhà, trên tường, trong thanh cửa người dân để mặc chúng tự do tồn tại, di chuyển…
Với người dân ở Plei Chor hay Kep Ram thì ban đầu còn thấy sợ nhưng cả chục năm “sống chung” nên giờ cũng quen dù ai cũng thừa nhận bọ đậu đen gây nhiều phiền toái cho con người nhưng cũng không biết cách trị tận gốc. Mong rằng chính quyền thành phố Kon Tum cùng các ngành chuyên môn mau chóng vào cuộc, giúp người dân cách trị tận gốc bọ đậu đen, đảm bảo môi trường sống an toàn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.