»

Thứ hai, 27/01/2025, 05:22:22 AM (GMT+7)

Hợp tác công tư trong ngành nước và dịch vụ môi trường Tin ảnh

(16:58:50 PM 23/05/2013)
(Tin Môi Trường) - Ngày 23/5 tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân và Viện Công nghệ và Quản lý Môi trường (IEEM), CHLB Đức phối hợp tổ chức tọa đàm quốc tế với chủ đề “Hợp tác công tư trong ngành nước và dịch vụ môi trường: Chia sẻ kinh nghiệm giữa CHLB Đức và Việt Nam”.

Hợp tác nhà nước - tư nhân (PPP) là một loại hợp đồng dài hạn giữa một chủ thể là cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước và một hoặc một số đối tác khu vực tư nhân. Theo đó, đơn vị tư nhân cung cấp một dịch vụ hoặc một tài sản công ở một mức độ rủi ro nhất định về mặt tài chính, kỹ thuật và vận hành, và được trả cho những dịch vụ này dưới dạng thuế hoặc phí.

 


Ảnh minh họa


Tại Việt Nam, ngày 29/10/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1624/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư. Trong lĩnh vực môi trường, Dự án nâng cấp nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp An Nghiệp, tỉnh Sóc Trăng là dự án đầu tiên được Bộ Kế hoạch và đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận đưa dự án vào Danh mục dự án đầu tư theo hình thức PPP.


Thạc sỹ Hồ Công Hòa, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra dự báo tiềm năng ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam và vai trò của PPP tới năm 2025 với nhận định, nguy cơ phát thải nước, chất thải rắn từ nay đến năm 2025 rất lớn. Nguồn lực của Nhà nước không đáp ứng đủ nhu cầu với khoảng thiều hụt lớn giữa khả năng đầu tư của Nhà nước và nhu cầu thực tế để xử lý nước thải, chất thải rắn. Trong lĩnh vực công từ năm 2014 đến 2025, thiếu hụt chi phí hoạt động khoảng 189.000 tỷ đồng, thiếu hụt vốn đầu tư khoảng 61.000 tỷ đồng (tính theo giá năm 2012). Thực trạng xử lý nước thải khu công nghiệp chỉ đạt 34% nên PPP là một sự lựa chọn tốt cho cơ sở hạ tầng môi trường.


GS.TS Carsten Haneke, Trường Đại học ứng dụng Bremerhaven, CHLB Đức đã giới thiệu về chính sách quản lý PPP trong ngành nước và chia sẻ kinh nghiệm từ các mô hình thực tế PPP trong ngành nước của Đức như: cấp nước quy mô lớn với các khu vực tắc nghẽn; hiện đại hóa kinh doanh nước sạch Đông Đức; nước thải, hậu cần và chất thải rắn Bremerhaven; xử lý nước thải ở các khu công nghiệp Bitterfeld Wolfen…


Các đại biểu cũng tập trung phân tích một số nghiên cứu điển hình về đầu tư tư nhân vào ngành dịch vụ môi trường tại Việt Nam như Dự án cấp nước BOT Bình An, Dự án cấp nước BOO Thủ Đức, Dự án quản lý rác thải Đa Phước; những khó khăn ở Việt Nam trong vần đề thuế phí nước thải và kinh nghiệm toàn cầu với PPP về vệ sinh nước sạch đô thị…


Theo các đại biểu, để thực hiện hiệu quả mô hình PPP cần tiếp tục hoàn thiện chính sách, hành lang pháp lý về PPP cho giai đoạn thí điểm, chỉ đạo lựa chọn dự án PPP thí điểm, bố trí nguồn vốn Trung ương cho phần tham gia của Nhà nước, tăng cường năng lực về PPP, đẩy mạnh kêu gọi các nguồn hỗ trợ nước ngoài trong việc phát triển chương trình PPP.

(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hợp tác công tư trong ngành nước và dịch vụ môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI