Tin tức » Tin trong nước
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái
(22:31:48 PM 15/10/2013)Bà Huỳnh Thị Mai, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học -Tổng cục Môi trường phát biểu tại hội thảo- Ảnh VEA
Hội thảo có sự tham gia của các Bộ, ngành Trung ương và một số địa phương phía Bắc; các nhà khoa học trong và ngoài nước; đại diện các nước trong khu vực như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia…
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Gs Ts Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh: Hội thảo “Lồng ghép phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái vào quá trình xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học (EBA)”, nhằm chia sẻ các kết quả, cũng như kinh nghiệm về lồng ghép các phương pháp tiếp cận, dựa vào hệ sinh thái thích ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu vào quá trình xây dựng chính sách tại Việt Nam. Hội thảo cũng sẽ dành thời gian để trao đổi và thảo luận về các cơ hội hợp tác giữa các nước thuộc Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), về ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái.
Dự án này thực hiện tại Việt Nam do Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam (SIDA) tài trợ, thông qua Chương trình hợp tác phát triển đối tác (PDC). Các đối tác tham gia thực hiện gồm có Tổng cục Môi trường, Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế-Chương trình WWF tại Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu khả năng thích ứng Stockholm, Đại học Stockholm Thụy Điển.
Theo đó, Dự án được thực hiện từ tháng 6/2012 đến tháng 11/2013 tại Việt Nam, với mục tiêu hỗ trợ lồng ghép EBA thích ứng với biến đổi khí hậu vào quá trình xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam. Đồng thời tăng cường kiến thức và kinh nghiệm về EBA để nâng cao quản lý đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái, tăng cường năng lực về bảo tồn đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Dự án còn hỗ trợ xây dựng thí điểm lồng ghép EBA thích ứng với biến đổi khí hậu, vào quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tại tỉnh Bến Tre.
Dự án gồm 3 hợp phần, đó là xây dựng khung chính sách quản lý đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái trong bối cảnh biến đổi khí hậu; tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả hơn ở cấp tỉnh, thông qua việc lồng ghép EBA vào quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường hợp tác và mở rộng quan hệ đối tác về lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, trong bối cảnh biến đổi khí hậu giữa Việt Nam và Thụy Điển.
Giới thiệu về các phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái ứng phó với biến đổi khí hậu, bà Raji Dhital, cán bộ Chương trình bảo tồn WWF khu vực cho rằng: Biến đổi khí hậu có tác động tiềm tàng đến đa dạng sinh học. Ở Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng sẽ có từ 133 đến 2.835 loài thực vật và 10 đến 213 loài động vật xương sống có thể bị tuyệt chủng. Nếu muốn thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái, thì cần phải phục hồi rừng ngập mặn và phát triển lâm nghiệp bền vững. Giảm thiểu tác nhân gây ra biến đổi khí hậu bằng cách dựa vào hệ sinh thái. Vì hệ sinh thái có thể hấp thụ và tích tụ carbon, duy trì lượng carbon hiện tại và trong đại dương. Mặt khác thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng nhiên liệu sạch.
Đại biểu các nước tham dự Hội thảo cũng đã trao đổi về kinh nghiệm về phương pháp, cơ chế khung cho việc lồng EBA thích ứng với biến đổi khí hậu, các công cụ tài chính để duy trì và tăng chất lượng dịch vụ hệ sinh thái…Tiêu biểu như tham luận Kinh nghiệm của Trung Quốc về việc xây dựng Chiến lược và kế hoạch hành động đa dạng sinh học; Thực trạng hệ sinh thái tại Lào; Quản lý môi trường ở Campuchia-bài học và kinh nghiệm; Thực trạng EBA ở Thái Lan….
Gửi ý kiến bạn đọc về: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
(Tin Môi Trường) - Tại Hội nghị BCH Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) năm 2024 diễn ra ngày 26/11, tại Hà Nội, đại diện các Bộ: Nội vụ và Bộ TN-MT đều phát biểu, đánh giá cao vai trò cuả Hội trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước; đồng thời bày tỏ hy vọng VACNE thực hiên tốt Nghị định số 126/2024/NĐ-CP, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, có hiệu lực từ ngày hôm nay.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.