»

Thứ ba, 26/11/2024, 18:17:01 PM (GMT+7)

Hội thảo "Quản lý nước vùng Tứ Giác Long Xuyên liên tỉnh An Giang, Kiên Giang"

(16:41:35 PM 29/08/2014)
(Tin Môi Trường) - Ngày 29/8 tại tỉnh An Giang đã tổ chức hội thảo "Quản lý nước vùng Tứ Giác Long Xuyên liên tỉnh An Giang, Kiên Giang" (nằm trong dự án Quản lý nước và thích ứng biến đổi khí hậu”).

Ảnh minh họa: IE

 

Tham dự hội thảo có ông Peter Hanington, cố vấn Chương trình dự án GIZ, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Thủy lợi, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Viện khoa học thủy lợi miền Nam, Viện nghiên cứu lâm sinh, các Trường Đại học: Cần thơ, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, cùng lãnh đạo các tỉnh, thành phố:An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ....

Hội thảo được nghe nhiều ý kiến chia sẻ về 1 năm triển khai chương trình phối hợp quản lý nước vùng Tứ giác Long Xuyên giữa 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang. 

 

 Ông Trần Chí Viễn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang cho rằng tình hình ô nhiễm nguồn nước mặt vùng Tứ giác Long Xuyên ngày càng có chiều hướng gia tăng; Mạng lưới trạm quan trắc môi trường nước, trạm thủy văn của Vùng còn mỏng, lạc hậu; Hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước còn khiêm tốn; Năng lực quản lý, điều hành của cán bộ còn hạn chế. Tứ giác Long Xuyên còn có nhiều vấn đề cần quan tâm trong quản lý nước đối với vùng, đối với kiểm soát lũ và ngăn mặn , thích ứng với biến đổi khí hậu. Mặc dù khu vực Tứ giác Long Xuyên lũ không lớn, do địa bàn nằm sát với biển Tây và là khu vực thoát lũ chính vùng Tứ giác Long Xuyên, nhưng hiện nay, khả năng thoát lũ và ngăn mặn- giữ ngọt của vùng đang kém đi do hệ thống đê bao được xây dựng nhiều làm cản trở dòng chảy, quá trình thoát lũ... Trong thời gian tới, 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang cần tăng cường phối hợp thiết lập hành lang bảo vệ nguồn nước liên tỉnh; Điều tra thống kê các nguồn thải xuống kênh rạch và chủ động thông tin lẫn nhau về ô nhiễm môi trường nước trong vùng; Xây dựng bản đồ chất lượng nước vùng Tứ giác Long Xuyên. Hai tỉnh cần xác định đường biên và vùng đệm của khu vực Tứ giác Long Xuyên để phân tích nguồn nước đầu vào chính xác phục vụ công tác quản lý; Xây dựng các mô hình thủy lực, thủy văn vùng Tứ giác Long Xuyên. Đây là những vấn đề quan trọng trong việc theo dõi diễn biến lưu lượng dòng chảy mùa kiệt, mùa lũ, vận hành các hệ thống kiểm soát lũ, kiểm soát mặn để có hướng chủ động trong sử dụng nước cho phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh. 

 
Ông Phạm Văn Lê, Chi Cục Thủy lợi An Giang chia sẻ mô hình Quản lý nước vùng Tứ giác Long Xuyên đã vận hành các công trình thủy lợi theo đúng các qui định hiện hành và đảm bảo tính chủ động, linh hoạt. Công tác dự báo, cảnh báo lũ, triều cường, hạn hán, xâm nhập mặn đã được thực hiện tốt và cung cấp thông tin kịp thời nhằm chủ động chỉ đạo kế hoạch sản xuất và phòng chống thiên tai tại các tỉnh... 
 
Phát biểu tại hội thảo, ô ng Peter Hanington cố vấn chương trình dự án GIZ cho rằng, tồn tại của nguồn nước vùng Tứ giác Long Xuyên là rất phức tạp. Để quản lý hiệu quả phải có định hướng lâu dài, sử dụng lồng ghép để có sự tương tác lẫn nhau và nhìn tổng quát về xã hội và môi trường. Mô hình sử dụng nước phải dự đoán trước nếu có thay đổi về khí hậu, môi trường, điều kiện thời vụ sản xuất và biến đổi khí hậu. Khi thay đổi lũ tự nhiên cần chân nhắc các yếu tố chuyển đổi tăng 2 vụ, 3 vụ, hệ thống đê bao, biến đổi khí hậu, tác động của thượng nguồn Campuchia, Lào, xây dựng mô hình cần tập trung vào các hoạt động cơ chế hệ thống, xâm ngập mặn, xây dựng quan trắc, đê biển 
 
Dự án "Quản lý nước và thích ứng biến đổi khí hậu" được gọi là dự án GIZ do chính phủ Australia và Cộng hòa Liêng bang Đức tài trợ được thực hiện từ năm 2013 - 2017, tập trung vào 10 hoạt động: Thiết lập cơ sở dữ liệu địa lý về lưu lượng, chất lượng, công trình quản lý nước, sử dụng đất; Xây dựng mô hình thủy văn, thủy lực, hệ thống giám sát, kiểm soát lũ và chất lượng nước; Xây dựng quy trình vận hành hệ thống thủy lợi ... Qu a 1 năm thực hiện dự án, các tỉnh đã đầu tư nâng cấp, duy tu sửa chữa, nạo vét hệ thống công trình kênh, đê bao, cống, đập, trạm bơm. Chi cục Thủy Lợi An Giang còn phối hợp với dự án GIZ tổ chức khảo sát và lắp đặt 40 cột thủy chí để đo mực nước trong nội đồng vùng Tứ Giác Long Xuyên … Từ các công trình thủy lợi đã đầu tư mang lại hiệu quả rất lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội vùng Tứ giác Long Xuyên, giải quyết được công ăn việc làm, bảo vệ an toàn tính mạng tài sản nhân dân, chủ động kiểm soát lũ. Năm 2014 vùng Tứ giác Long Xuyên đã gieo trồng hơn 858.000 ha lúa, sản lượng lương thực đạt hơn 5 triệu tấn/năm.
Thu Trang
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hội thảo "Quản lý nước vùng Tứ Giác Long Xuyên liên tỉnh An Giang, Kiên Giang"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"

25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Ban tổ chức Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam - năm 2024 đã tiến hành công bố kết quả và trao giải cuộc thi với sự tham gia của các đại biểu là các nhà khoa học, nhà báo, khách mời và các tác giả đoạt giải cuộc thi.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI