»

Thứ sáu, 22/11/2024, 00:17:40 AM (GMT+7)

Hà Giang: Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

(22:36:04 PM 25/05/2015)
(Tin Môi Trường) - Ngày 25/5, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội thảo phản biện đề án "Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" với sự t ham dự của đông đảo các n hà khoa học, chuyên gia tư vấn phản biện đến từ các Hội, ngành Trung ương; các chuyên gia tư vấn và lãnh đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh Hà Giang.

[-]Hà[-]Giang:[-]Quy[-]hoạch[-]bảo[-]tồn[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học[-]đến[-]năm[-]2020,[-]định[-]hướng[-]đến[-]năm[-]2030[-]

 

Ông Cao Hồng Kỳ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang, Chủ tịch Hội đồng phản biện cho biết: Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 quy hoạch mang tầm nhìn lâu dài, chiến lược, liên quan đến nhiều lĩnh vực cả về tự nhiên, môi trường và xã hội, nhằm tạo môi trường sống xanh, trong lành, tốt đẹp cho con người. Đây là quy hoạch nhằm bảo vệ, phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên , bảo tồn các nguồn gen tự nhiên nguy cấp quý hiếm, các nguồn gen cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học ; duy trì và phát triển dịch vụ hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội . Với sự tham gia của cộng đồng, người dân địa phương cùng chia sẻ lợi ích trong việc tham gia các hoạt động quy hoạch sử dụng đất, tham gia công tác bảo tồn và phát triển các loài quý hiế m. 


Theo quy hoạch, tỉnh Hà Giang sẽ bảo vệ và phát triển bền vững diện tích các hệ sinh thái rừng tự nhiên, đ ẩy mạnh trồng rừng và cây phân tán, đưa độ che phủ rừng phấn đấu đạt trên 57% vào năm 2015 và 60% vào năm 2020. Xây dựng hệ thống các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và các vườn thực vật trong các khu bảo tồn, nhằm bảo tồn và phát triển các nguồn gen thực động vật quý hiếm và cây trồng, vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế đặc biệt. Hà Giang phấn đấu đến năm 2030 sẽ hạn chế tối đa về suy giảm đa dạng sinh học; các hệ sinh thái quan trọng được phục hồi; phát triển nuôi trồng các cây con đặc sản, mang lại lợi ích thiết yếu cho đồng bào các dân tộc thiểu số và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, từng bước đưa Hà Giang ngày càng phát triển, thoát khỏi tỉnh nghèo đặc biệt khó khăn. 


Tại Hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia tư vấn đã khẳng định đề án "Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang soạn thảo khá chi tiết, công phu. Tuy nhiên, đề án quy hoạch còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, chưa đủ độ tin cậy về tính khoa học và tính khả thi. Phương pháp xây dựng, cơ sở lựa chọn phương án chưa thật phù hợp với quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chính vì vậy, các nhà khoa học, chuyên gia tư vấn đã nhận xét, phản biện và tham gia đóng góp cho đề án quy hoạch giúp cho cơ quan chủ trì soạn thảo và đơn vị tư vấn lập báo cáo quy hoạch có thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn khách quan để bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện các nội dung của đề án đảm bảo được đầy đủ, thực tiễn và khả thi. Thông qua đó sẽ là cơ sở để tham mưu, cung cấp các luận cứ khoa học độc lập, khách quan giúp cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh nghiên cứu, xem xét trước khi phê duyệt dự án.

 

Minh Tâm
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hà Giang: Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI