Tin tức » Tin trong nước
Thứ hai, 20/01/2025, 04:01:57 AM (GMT+7)
Dừng phương án nhận chìm là xác đáng
(08:08:04 AM 26/07/2017)(Tin Môi Trường) - Tỉnh Bình Thuận đề nghị dừng cho phép nhận chìm chất nạo vét xuống biển, thay bằng giải pháp lấn biển hoặc xuất khẩu
>> Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới >> Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT >> Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước >> Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp >> Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
Chiều 25-7, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức họp báo về tình hình 6 tháng đầu năm, trong đó có đề cập việc cho phép nhận chìm gần 1 triệu m3 chất nạo vét xuống biển Vĩnh Tân, gần Khu Bảo tồn biển Hòn Cau.
Không để ô nhiễm biển
Chủ trì cuộc họp, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, cho biết tỉnh này đã có nhiều văn bản gửi một số cơ quan trung ương và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) kiến nghị nên dừng việc nhận chìm chất nạo vét nói trên. Qua tham khảo ý kiến giới chuyên môn, tỉnh nhận thấy có nhiều phương án để xử lý số lượng chất nạo vét.
Vùng biển Vĩnh Tân – nơi dư luận đang bày tỏ lo lắng sẽ ô nhiễm nếu phải nhận chìm gần 1 triệu m3 chất nạo vét Ảnh: THANH HẢI
"Phương án được ưu tiên nhất là dùng để lấn biển ở những khu vực dân cư bị sạt lở do triều cường, bằng cách xây kè bê-tông rồi đổ bùn cát vào trong. Thậm chí, tỉnh còn đề nghị xuất khẩu số cát bùn nhiễm mặn này để thu ngân sách, để không gây ô nhiễm môi trường biển" - ông Hòa nói và cho biết có một tổ chức gửi đơn yêu cầu Bộ TN-MT rút giấy phép nhận chìm đã cấp cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1, nếu không sẽ khởi kiện bộ này.
Về việc Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 đã đưa màn chắn, phao quây ra vị trí nhận chìm, ông Hòa nói trước khi triển khai, công ty phải có quyết định giao mặt biển và hiện chưa được giao, nếu làm là không đúng.
Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận, khi dư luận "lên tiếng" việc Bộ TN-MT cấp phép nhận chìm, Tỉnh ủy Bình Thuận đã có văn bản gửi các cơ quan trung ương cân nhắc kỹ việc này. Quan điểm của Bình Thuận là nên dừng việc nhận chìm, tìm giải pháp khác hợp lý hơn.
Phải nghiên cứu kỹ
Ông Phạm Văn Chi, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - người từng lên tiếng phản đối việc cho phép nhận chìm chất nạo vét - tỏ ra vui với đề xuất dùng chất nạo vét để làm kè lấn biển những nơi sạt lở và cho đây là phương án đúng đắn. Vấn đề là làm kè này sao cho nghiêm chỉnh. Nên tính toán vùng nào xây kè, vùng nào sạt lở nghiêm trọng thì kè phải được đóng cọc kiên cố, bền vững để tránh bể cọc, bể bờ. PGS-TS Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, cho rằng nếu làm được như vậy thì tốt nhưng cần nghiên cứu kỹ vì đây không chỉ là vấn đề về môi trường mà còn chi phí. Cần có chuyên gia am hiểu thực tiễn địa phương, lý luận và công nghệ để tư vấn.
TS Lê Đình Mầu, Phó Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, đánh giá: "Nếu tận dụng chất nạo vét đề bồi đắp cho vùng bờ thì quá tốt vì vừa bảo vệ bờ vừa lấn được biển. Xây kè bao lại rồi hút đưa chất nạo vét từ sà lan vào đấy thì lý tưởng nhất, tôi ủng hộ hoàn toàn. Nhưng chỉ lấn biển thôi chứ đưa lên bờ là không được vì sẽ ngấm mặn xung quanh".
Điều TS Mầu lo ngại là phương án xây kè này tốn kém hơn rất nhiều so việc dùng sà lan thả xuống biển; ngành thủy lợi, xây dựng phải thiết kế kè để phù hợp với điều kiện tự nhiên...
Tuy nhiên, TS Vũ Thanh Ca, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ TN-MT) lại cho rằng phương án này không hợp lý. "Dùng chất nạo vét làm vật liệu lấn biển có dùng kè là không hợp lý và cần hết sức thận trọng". Theo TS Ca, các khu vực bờ biển đang ở vị trí cân bằng. Làm kè đổ cát lấn biển tại một khu vực sẽ phá vỡ cân bằng hiện có, làm cho các khu vực lấn biển rất khó bảo vệ, không có bãi và gây xói lở ở các khu vực bờ biển cạnh đó. Sóng lớn sẽ đánh tan kè. Trong khi bãi cát tự nhiên có khả năng tiêu tán 90% năng lượng sóng thì kè lấn biển bằng đá hoặc bê-tông chỉ tiêu tán được 20%-30%. 70%-80% sóng phản xạ trở lại khiến sóng trở nên rất mạnh và phá hủy kè rất nhanh. Hơn nữa, lấn biển là phá hoại vĩnh viễn một vùng biển, khác với việc nhận chìm bởi khi nhận chìm, nếu là đáy cát thì tại khu vực nhận chìm hệ sinh thái sẽ phục hồi khá nhanh. Để bảo vệ bờ, cần phải thuận theo tự nhiên.
Ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, cũng cho rằng phải dựa trên khoa học, tính toán hết sức kỹ càng về phương án làm kè lấn biển ở nơi sạt lở, không vội thực hiện ngay để tránh hậu quả đáng tiếc.
Kiểm tra toàn diện
Một nguồn tin cho biết sau khi làm việc với đại diện các Bộ TN-MT, Công Thương, Khoa học và Công nghệ cùng Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam (VAST), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa chỉ đạo VAST kiểm tra lại toàn diện vấn đề môi trường liên quan đến dự án nhận chìm gần 1 triệu m3 vật liệu nạo vét cảng biển của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1.
Trước đó, trong cuộc họp nêu trên, các cơ quan chức năng đã tập trung nêu các ý kiến vào việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị cũng như dư luận xã hội liên quan đến kế hoạch nhận chìm tại địa điểm nhạy cảm, khá gần với Khu Bảo tồn biển Hòn Cau và bãi cạn Breda (xã Vĩnh Tân). Trong khi đó, hiện Viện Hải dương học Nha Trang (đơn vị trực thuộc VAST) đang tham gia giám sát độc lập trước, trong toàn bộ quá trình nhận chìm và sau khi hoàn tất nhận chìm. Việc khảo sát đã cơ bản được hoàn tất và viện này đang tổng hợp số liệu, lập báo cáo.
(Theo NLĐ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.