Tin tức » Tin trong nước
Dưa hồ lô - hàng mới miệt vườn
(15:02:00 PM 15/12/2011)
Ông Thành (phải) giới thiệu dưa hồ lô phục vụ tết 2012 - Ảnh: Đ.T.C. |
Nhà vườn Võ Trung Thành (ấp Phú Trí A, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, Hậu Giang) nổi tiếng khi tạo hình trái bưởi năm roi thường thành bưởi hồ lô, bưởi tài lộc. Cứ nghĩ đó là điểm dừng của nhà vườn này nhưng không ngờ cận tết năm nay, ông Thành lại chế trái dưa hoàng kim bình thường thành dưa hồ lô sắc sảo.
Giấc mơ hồ lô vàng
"Ròng rã mấy tháng trời, hư không biết bao nhiêu trái dưa, tốn không biết bao nhiêu tiền làm mẫu khuôn đúc mới được trái dưa hồ lô hoàn chỉnh" Ông Sáu Trực (nhóm trồng dưa hồ lô) |
Chỉ những khuôn tạo hình dưa hồ lô nằm lăn lóc trong vườn nhà, ông Thành chậm rãi kể: “Làm thành công trái bưởi hồ lô, tôi nghĩ đến làm dưa hồ lô vàng vì màu vàng chói tượng trưng cho khí dương, trong khi bưởi hồ lô màu xanh nhu tượng trưng khí âm. Ngày tết chưng cặp dưa, cặp bưởi hồ lô ngụ ý âm dương điều hòa, cầu may mắn trong năm chắc chắn khách hàng rất thích”.
Từ thành công không ngờ của bưởi hồ lô năm 2011, ông Thành nghĩ đến chuyện làm mới trái dưa chưng cúng ông bà ngày tết. Từ những phác họa hình dáng kiểu dưa thành con gấu, Phật Di Lặc, khỉ..., ông Thành chốt lại làm dưa hồ lô vì hồ lô ngụ ý mang lại may mắn, phúc thọ. Ngày tết chưng dưa “gấu” trong nhà đẹp và bắt mắt nhưng không nói lên trọn nghĩa cầu may, sung túc. Còn làm dưa Di Lặc sợ người ta không dám mua, vì sau khi cúng xong đâu ai dám xẻ dưa phật ăn!
Ông Thành đem ý tưởng chế dưa bàn cùng nhóm bạn già từng sát cánh cùng ông lúc làm bưởi hồ lô. Nghe ý tưởng, nhìn hình vẽ phác họa ai cũng thích, cùng đồng tình thành lập nhóm dưa hồ lô gồm 10 người, trong đó có một cán bộ khuyến nông tham gia phụ trách phần kỹ thuật trồng dưa. Nhóm chọn dưa hoàng kim làm mẫu do màu sắc đẹp, trái gọn, rồi hùn tiền đi thuê đất trồng dưa thí điểm, mua khung sắt làm giàn cho dưa bò, làm khuôn đúc dưa...
Nhìn các dây dưa thí điểm ra trái hình hồ lô vàng rực bò dưới nắng sớm, nhóm ông Thành mừng rơn. Anh Nhựt trong nhóm cứ nôn nao không ngủ được với giấc mơ hồ lô vàng, cứ chạy qua chạy lại nhà ông Thành bàn chuyện thuê thêm đất trồng dưa hồ lô. Theo tính toán của nhóm, một công đất thuê trồng dưa tổng chi phí đầu tư khoảng 10 triệu đồng, bán được chục cặp dưa hồ lô dư sức lấy lại vốn.
Lúc ông Thành đi chào hàng dưa hồ lô, ai cũng thích thú lạ lẫm với trái dưa mà người ta nghĩ làm bằng nhựa. Có người hỏi ông dưa này mua giống ở nước nào mà trái dưa nhìn lạ, đẹp vậy. Có người xin ông Thành chỉ chỗ bán giống dưa lạ này để họ mua về trồng. Ông Thành giải thích mấy bận mà người ta vẫn không tin đấy là trái dưa hoàng kim bình thường được nhà vườn chế tác.
Nhóm ông Thành trù tính tết này tung ra thị trường gần 1.000 trái dưa hồ lô. Giá cả đã ký hợp đồng với các đầu mối (một cặp dưa đẹp giá trên 2 triệu đồng), dưa hồ lô loại đặc biệt có dòng chữ chúc phúc nổi trên thân giá tùy theo thị trường. Các mối lái cũng chấp nhận điều khoản ông Thành đưa ra là nếu gặp rủi ro như mưa bão, thiên tai... làm dưa hồ lô bị hư thì nhóm ông Thành không bồi thường vi phạm hợp đồng do không bán đủ số lượng dưa như đã ký.
Từ dưa hình vuông đến dưa xe hơi
Từ năm 2006, nhà vườn miền Tây râm ran câu chuyện dưa hình vuông xuất hiện tại TP Cần Thơ. Từ ngạc nhiên, nhà vườn miền Tây nhanh chóng tiếp thu, chế khuôn hình vuông biến dưa thường thành dưa vuông.
Tết năm đó, vài cặp dưa hấu hình vuông màu xanh xuất hiện tại các chợ Cần Thơ với giá 500.000 đồng/cặp. Các tết năm sau tại Cần Thơ và các vùng miền khác xuất hiện dưa hấu vuông màu vàng, dưa hấu vuông Tiên Đồng - Ngọc Nữ. Đặc biệt tại Lâm Đồng xuân Kỷ Sửu năm 2009 xuất hiện dưa hấu hình vuông có in hình nổi mục đồng ngồi lưng trâu thổi sáo với giá cực đắt trên 3 triệu đồng/cặp.
Tới năm 2010, trên thị trường dưa chưng tết xuất hiện dưa thỏi vàng. Người đi tiên phong là ông Trần Thanh Liêm, nhà vườn ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Gọi là dưa hấu thỏi vàng vì hình dáng giống thỏi vàng đúc xưa, vượt xa dưa hình vuông về sự độc đáo, ý nghĩa trưng bày ngày tết.
Ông Liêm cho biết mức độ thành công cực thấp nên năm đầu ông chỉ chế được vài chục cặp dưa thỏi vàng. Số lượng dưa lạ vừa chào hàng ngày 28 tết thì thương lái đã tới mua sạch trong ngày với giá vài triệu đồng.
Năm Tân Mão 2011, ông Liêm tung ra thị trường 60 cặp dưa thỏi vàng. Số lượng ít ỏi đó không đủ cung ứng cho thị hiếu người tiêu dùng phía Bắc. Năm Nhâm Thìn 2012 sắp đến, ông Liêm đầu tư nhiều khuôn, tung ra 200 cặp dưa thỏi vàng lớn có chữ phước nổi cùng hàng trăm cặp dưa thỏi vàng trơn. Thậm chí ông Liêm còn chào hàng dưa xe hơi với hai màu vàng và xanh mà ông nhọc công tạo khuôn đúc hình thành công!
Ông Liêm tự tin năm 2012 này, vài chục cặp dưa xe hơi sẽ “nổ máy” đại náo thị trường với lý do dưa xe hơi chưng trên bàn “chở” phú quý xông đất đầu năm.
Hỏi vì sao dưa hấu thỏi vàng và dưa hồ lô là dưa “độc” nhưng ở Nam bộ ít ai biết, ông Thành và ông Liêm đều cho rằng do giá cao (hàng triệu đồng/cặp) nên ít ai dám sở hữu cặp dưa đắt đỏ. Dưa được tiêu thụ chủ yếu tại TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh thành khác. Hai nhà vườn này không sợ dưa hồ lô và dưa thỏi vàng, dưa xe hơi đụng chợ dội hàng vì số lượng chế tác không nhiều, mỗi trái dưa có nét độc đáo riêng, trong khi thị trường tiêu thụ lại rộng lớn.
Ông Thanh và ông Liêm đều cho biết để tạo được khuôn hình dưa lạ, cả hai từng bị tổn thương về tinh thần, bị cười cợt làm chuyện tào lao, tốn tiền tốn sức làm gì với mấy trái dưa biến hình.
Kích thích nhà vườn dám nghĩ, dám làm Giáo sư tiến sĩ Võ Tòng Xuân cho biết dưa hình vuông Nhật Bản từng gây ấn tượng thế giới. Nay nghe VN có thêm dưa thỏi vàng, dưa hồ lô, dưa xe hơi là biết sản phẩm của mấy anh nông dân, nhà vườn chế ra. Thầy Xuân cho biết việc tạo hình dưa lạ là chuyện bình thường, cái hay là dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận thất bại của nhà nông. Những trái dưa lạ có giá cao sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế trong bối cảnh cây trái lao đao giá cả và là động lực kích thích nhà vườn lao vào nghiên cứu, sáng chế, dẹp bỏ tư duy cứ quanh quẩn trồng vài loài cây, được mùa thì rớt giá... |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.