Tin tức » Tin trong nước
Chủ nhật, 24/11/2024, 12:19:01 PM (GMT+7)
Đồng Tháp chủ trương xả lũ lấy phù sa
(08:56:58 AM 12/08/2017)(Tin Môi Trường) - Đồng Tháp là một trong những tỉnh đầu nguồn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trước tình hình mực nước lũ năm 2017 về sớm và cao hơn trung bình nhiều năm, các huyện thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp chủ trương xả lũ lấy phù sa nhưng có điều tiết phù hợp, đảm bảo sản xuất, an toàn cho người dân.
>> Lấy 5,2 triệu m3 đất ở sân bay Long Thành làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu >> Thêm dự án đề xuất "lấy" 68ha Vườn Quốc gia Tam Đảo làm du lịch >> Cảnh báo: Virus có khả năng ‘tái sinh’ đang lây lan nhanh >> Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước >> Đồng bằng sông Cửu Long mất cả trăm triệu tấn phù sa mỗi năm
Ảnh: Báo Đồng Tháp
Ông Khương Lê Bình, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp cho biết: Do ảnh hưởng kết hợp của lũ thượng nguồn và triều cường biển Đông, nên mực nước tại các nơi trong tháng 7 đã lên nhanh với cường suất nước khoảng từ 5 đến 10 cm/ngày. Đến cuối tháng 7 mực nước tại các nơi ở mức cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng từ 0,4 đến 1,0 m và cao hơn cùng kỳ trung bình nhiều năm khoảng từ 0,3 đến 0,5 m.
Theo Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, trong tháng 8, tháng 9, mực nước lũ đầu nguồn sông Cửu Long sẽ lên dần. Đỉnh lũ cao nhất năm tại khu vực nội đồng Tháp Mười xuất hiện vào giữa tháng 10 và ở mức báo động cấp II đến cấp III. Đặc biệt, mực nước khu vực phía Nam lên mức cao nhất năm vào tháng 10, tháng 11; ở mức cao hơn báo động cấp III khoảng từ 0,1 - 0,3 m.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có gần 200 nghìn ha lúa Hè - Thu, trong đó hơn 123 nghìn ha đã thu hoạch và riêng 140 nghìn ha lúa Thu - Đông trong các ô bao đảm bảo an toàn khi có lũ cũng sẽ thu hoạch dứt điểm trong tháng 8. Tại các huyện, đối với những ô bao đã thu hoạch, địa phương vận động người dân xả lũ đón phù sa. Cùng với đó, xây dựng kế hoạch phòng chống lũ, thành lập đội tuần tra, kiểm soát gia cố đê bao, đồng thời sắp xếp lại lịch thời vụ hợp lý hơn trong các vụ mùa tới để đảm bảo cho người dân khi có lũ... Tuy nhiên, đáng lo ngại là một số địa phương, nhiều diện tích lúa xuống giống ngoài quy hoạch, hiện chưa thu hoạch và có khả thu hoạch muộn như huyện Hồng Ngự là 100 ha; 250 ha ở huyện Tháp Mười; 280 ha ở huyện Lấp Vò.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Dương cho rằng, công tác xả lũ sẽ giúp cải tạo đất canh tác, lưu giữ lượng phù sa, dinh dưỡng trong đất ruộng. Song, công tác phòng chống thiên tai, xả lũ ở từng địa phương phải gắn với tình hình chung toàn tỉnh, phải có sự điều tiết mực nước và xây dựng giải pháp bảo vệ sản xuất lúa vụ Thu Đông, vườn cây ăn trái... tránh xung đột quyền lợi của các loại hình sản xuất. Đặc biệt, các địa phương cần lưu ý về phương pháp xử lý đồng ruộng trước khi xả lũ; thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin dự báo thời tiết, thủy văn trên các phương tiện thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân, đồng thời phải đề cao tinh thần chủ động phòng ngừa hơn khắc phục.
TTXVN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.