Tin tức » Tin trong nước
Đồng Tháp: Sạt lở công trình chống sạt lở
(07:51:10 AM 14/05/2015)Hiện trường vụ sạt lở ngày 13.5. Ảnh: L.T
Sạt lở dồn dập
Bí thư chi bộ ấp An Thuận Ngô Thanh Song cho biết, sạt lở bắt đầu vào khoảng 5h ngày 11.5, ăn sâu vào bờ 20-30m, dài 50m, giật chìm 1 căn nhà xuống lòng sông”. Theo anh Nguyễn Văn Hiệp, SL xảy ra tại hai bờ rạch Cái Tôm Ngang, ranh giới tự nhiên của hai ấp An Thuận và An Thạnh của xã An Hiệp. “Sau tiếng động lớn từ bờ sông vọng vào khiến cả xóm bị đánh thức, là liên tiếp những tiếng chát chúa của những khối đất đổ ập xuống làn nước mênh mông.
Trong ánh sáng lờ mờ thấy ngôi nhà của anh Lư Ngọc Hùng bên kia con rạch (ấp An Thạnh) đổ ập xuống sông. Liền theo đó, bên này con rạch (ấp An Thuận) nhà anh Tống Thanh Phúc cũng bị SL nhấn chìm mất dạng”. Cũng vào thời điểm này, tại cùng vị trí trên, liên tiếp hai ngày hôm sau đó (12 -13.5), SL tiếp tục tấn công với tổng diện tích ngày càng lớn.
Theo thống kê của UBND xã An Hiệp, tuy không gây thiệt hại tính mạng, nhưng 3 ngày SL đã làm mất hơn 2.000m2 đất, thiệt hại 5 căn nhà và nhiều vật dụng, buộc gần 20 căn khác phải di dời khẩn cấp. Ước tổng thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên với nhiều vết nứt tại hiện trường cho thấy nạn SL vẫn như chưa chịu dừng…
Đừng để “sạt lở” niềm tin
Theo UBND xã An Hiệp, đây là vụ sạt lở thứ 2 liên tiếp trên địa bàn ấp An Thuận từ đầu năm đến nay, và là vụ sạt lở thứ 7 trong 2 năm gần đây tại các mỏ hàn và kè bảo vệ bờ sông Tiền thuộc địa phận xã An Hiệp. Điều này không chỉ gây thiệt hại lớn đến ngân sách mà còn dồn đẩy nhiều người dân nơi đây vào thế “chân tường”.
Sau khi xảy ra SL, địa phương đã huy động lực lượng ứng cứu, giúp người dân di dời đến ở tạm tại công trình trường học không sử dụng từ nhiều năm qua, chờ phân nền tái định cư. Tuy nhiên, không nhiều người còn đủ sức cho cuộc chuyển đổi này. Mỗi người mỗi hoàn cảnh, nhưng tất cả dường như đã đuối.
Ông Tống Văn Sanh (78 tuổi), chia sẻ: “Trận SL làm đại gia đình tôi phải di dời 5 căn nhà cùng lúc. Do chỉ sống bằng nghề bắt ốc, hái rau đủ sống qua ngày, nên khó đủ tiền để cất nhà mới trong khu dân cư”. Theo ông Sanh, nếu được hỗ trợ, cất được nhà thì cũng khó sống vì không còn gần môi trường kiếm sống quen thuộc. Trong khi đó những hộ khá giả hơn thì lại vướng khó khăn khác.
Vẻ mặt buồn và thất vọng bên xác căn nhà trị giá cả trăm triệu đang chờ đổ ập xuống sông, chị Nguyễn Hồng Phượng (nhà số 11 ấp An Thuận) chia sẻ: “Phải gom góp tích cóp mới đủ tiền xây căn nhà tường để ở cả đời. Nhưng mới sử dụng được 2 năm thì… nhà mất, mà tiền cũng hết”. Ông Song - Bí thư chi bộ ấp An Thuận giải thích thêm: “Sau nhiều năm bị sạt lở đe dọa, nhiều gia đình phải chuyển nhà 3-7 lần.
Vì vậy, khi thấy Nhà nước đầu tư công trình kè chống SL bờ sông, bà con mừng và tin tưởng nên đã dốc hết tiền tích cóp để đầu tư ngôi nhà khang trang. Thế nhưng, công trình chống SL này lại vẫn bị SL, “phá” nhà, khiến nhiều người đã kiệt quệ cả vật chất lẫn tinh thần”. Công trình chống SL đầu tư tốn kém tiền của ngân sách lại đang làm SL niềm tin của những người dân nơi đây.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
(Tin Môi Trường) - Ngày 24/11, chính quyền và nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức tổ chức Lễ đón bằng công nhận cây di sản Việt Nam cùng với Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.