Tin tức » Tin trong nước
Đắk Nông: Nhiều công trình cấp nước sinh hoạt tập trung bị ô nhiễm
(21:37:37 PM 24/01/2013)Ảnh minh họa
Trong 102 mẫu được kiểm tra, phân tích, kết qủa có 21 mẫu loại A, chiếm 20,59%; loại B có 74 mẫu, chiếm 72,55%; loại C có 7 mẫu, chiếm 6,86%. Nguyên nhân được xác định ô nhiễm nguồn nước các công trình nước tập trung chủ yếu là do vi khuẩn, sắt, độ đục.
Phần lớn các công trình nước có các chỉ tiêu vượt quá giới hạn cho phép của Bộ Y tế về chất lượng nước sinh hoạt. Điển hình các mẫu nước sinh hoạt tại các công trình tập trung xã Quảng Khê (huyện Đắk G’long), xã Nam Dong và xã Cư K’nia (huyện Cư Jút) có các chỉ tiêu Co.liform vượt so với giới hạn cho phép nhiều lần. Một số công trình khác còn vượt đến 733 lần. Chỉ tiêu hàm lượng sắt (Fe) có 7 công trình vượt qúa giới hạn cho phép, chiếm 6,86% tổng số công trình. Ô nhiễm sắt được xác định chủ yếu đối với các công trình thuộc khu vực tại thị xã Gia Nghĩa, Cư Jút, K’rông Nô. Riêng chỉ tiêu độ đục có 4 công trình nước vượt qúa giới hạn cho phép, chiếm 3,9% tổng số công trình, tập trung chủ yếu tại các công trình tập trung thuộc xã Đức Xuyên (huyện K’rông Nô), Tâm Thắng (huyện cư Jút), Đắk N’Drung (Đắk Song), Quảng Thành (thị xã Gia Nghĩa).
Trong quá trình kiểm tra, lấy mẫu và tiến hành phân tích chất lượng nước, Ban chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Đắk Nông còn phát hiện trên địa bàn tỉnh hiện nay có rất nhiều công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đang trong tình trạng hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Các công trình hư hại chủ yếu tập trung tại các bộ phận như máy bơm, đồng hồ đo, đường ống dẫn nước, khóa, van… do c ác công trình này đã được xây dựng nhiều năm. Thực trạng này là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, đường ống rỉ sét...gây ô nhiễm nguồn nước, không đảm bảo an toàn vệ sinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khi dùng nước tại các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.