»

Thứ hai, 20/01/2025, 11:22:40 AM (GMT+7)

Đắk Lắk: Gắn chíp điện tử cho các động vật hoang dã quý hiếm nuôi nhốt

(21:11:58 PM 15/03/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 448 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký nuôi động vật hoang dã, trong đó, tập trung nhiều nhất là nai, hươu, rắn, kỳ đà, ba ba, lợn rừng lai, nhím... Thành phố Buôn Ma Thuột là địa phương có nhiều cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã nhất. Đặc biệt, từ năm 2011 trở lại đây, tỉnh Đắk Lắk đã có chủ trương gắn chíp điện tử cho từng cá thể các động vật hoang dã quý hiếm như voi, gấu, khỉ, nai...tại các cơ sở nuôi nhốt để thuận tiện trong việc quản lý, giám sát.

Ảnh minh họa

 

Trong vài năm trở lại đây, nhiều đơn vị tập thể, hộ đồng bào các dân tộc đã đầu tư vốn phát triển mạnh chăn nuôi một số loài động vật hoang dã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Ông Hoàng Mạnh Cường, ở tổ 1, khối 8, phường Tân Tiến (thành phố Buôn Ma Thuột) là chủ trang trại nuôi trên 1.563 con là động vật hoang dã, trong đó có trên 1.000 con rắn hổ mang, hổ chúa, 100 con chồn hương sinh sản, 50 con kỳ đà, hàng chục con khỉ đuôi dài, hươu sao...Ngoài kinh doanh doanh bán con giống, rắn thịt, ông Cường còn nuôi chồn hương để sản xuất ra cà phê chồn, mỗi năm cho thu nhập thêm hàng trăm triệu đồng. Trung tâm giống lợn rừng Tây Nguyên của Công ty TNHH N. N. H, ở thôn 4, xã Ea Đar (huyện Ea Kar), hiện có đàn lợn rừng trên 600 con, trong đó có 131 lợn nái sinh sản. Từ năm 2010 đến nay, mỗi năm cung cấp ra thị trường 1.000 con lợn rừng giống, 500 con lợn thịt...Trên 400 hộ đồng bào các dân tộc nuôi nai ở thôn 2, thôn 3 xã Cư Ebuôr (thành phố Buôn Ma Thuột) nuôi trên 1.100 con nai lấy nhung, nai sinh sản, mỗi năm cho thu nhập mỗi hộ từ 50 triệu đồng trở lên... 

Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi các loài động vật hoang dã ở tỉnh Đắk Lắk đều tự phát, việc chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế. Thiết nghĩ, các ngành chức năng, các địa phương cần phối hợp tốt hơn nữa trong việc quản lý, tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh cũng như quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm góp phần phát triển bền vững ngành nghề chăn nuôi mới này.

TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đắk Lắk: Gắn chíp điện tử cho các động vật hoang dã quý hiếm nuôi nhốt

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI