Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh họa
Trong vài năm trở lại đây, nhiều đơn vị tập thể, hộ đồng bào các dân tộc đã đầu tư vốn phát triển mạnh chăn nuôi một số loài động vật hoang dã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Ông Hoàng Mạnh Cường, ở tổ 1, khối 8, phường Tân Tiến (thành phố Buôn Ma Thuột) là chủ trang trại nuôi trên 1.563 con là động vật hoang dã, trong đó có trên 1.000 con rắn hổ mang, hổ chúa, 100 con chồn hương sinh sản, 50 con kỳ đà, hàng chục con khỉ đuôi dài, hươu sao...Ngoài kinh doanh doanh bán con giống, rắn thịt, ông Cường còn nuôi chồn hương để sản xuất ra cà phê chồn, mỗi năm cho thu nhập thêm hàng trăm triệu đồng. Trung tâm giống lợn rừng Tây Nguyên của Công ty TNHH N. N. H, ở thôn 4, xã Ea Đar (huyện Ea Kar), hiện có đàn lợn rừng trên 600 con, trong đó có 131 lợn nái sinh sản. Từ năm 2010 đến nay, mỗi năm cung cấp ra thị trường 1.000 con lợn rừng giống, 500 con lợn thịt...Trên 400 hộ đồng bào các dân tộc nuôi nai ở thôn 2, thôn 3 xã Cư Ebuôr (thành phố Buôn Ma Thuột) nuôi trên 1.100 con nai lấy nhung, nai sinh sản, mỗi năm cho thu nhập mỗi hộ từ 50 triệu đồng trở lên...
Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi các loài động vật hoang dã ở tỉnh Đắk Lắk đều tự phát, việc chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế. Thiết nghĩ, các ngành chức năng, các địa phương cần phối hợp tốt hơn nữa trong việc quản lý, tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh cũng như quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm góp phần phát triển bền vững ngành nghề chăn nuôi mới này.