Tin tức » Tin trong nước
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu
(14:39:10 PM 15/10/2013)Cộng đồng nghèo chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu- Ảnh minh họa IE
Đây là sự kiện do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (VASI), Cơ quan Hợp tác phát triển Đức (GIZ), Quỹ Phát triển bền vững (SDF) và Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng phối hợp tổ chức. Diễn đàn là một trong những hoạt động của Dự án “Cải thiện sức chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu tại vùng ven biển Đông Nam Á” do Liên minh Châu Âu tài trợ. Diễn đàn được tổ chức nhằm chia sẻ các bài học, tiếp thu kinh nghiệm và các thực hành tốt trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng ven biển của ba nước, tập trung vào các giải pháp dựa vào thiên nhiên.
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Lê Thành Trí, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng cho biết: Sóc Trăng và các tỉnh ven biển khác tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc áp dụng các kiến thức và kinh nghiệm mới cũng như thiếu nguồn kinh phí đầu tư. Diễn đàn lần này là một cơ hội để tỉnh Sóc Trăng được tiếp cận các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, các nhà quản lý trong nước và quốc tế nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tiến sỹ Robert Mather – Giám đốc Khu vực Đông Nam Á (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế) chia sẻ: Những cộng đồng ven biển tại ba nước láng giềng đang phải đối mặt với những vấn đề giống nhau trong tương lai do biến đổi khí hậu gây ra. Thực tế buộc tất cả chúng ta phải tìm ra cách để thích ứng trong một môi trường khí hậu đang thay đổi. Trong khi các dự án thiên về giải pháp công trình hiện vẫn đóng một vai trò nhất định trong việc nâng cao sức chống chịu với biến đổi khí hậu, thì những dự án thí điểm của IUCN trong thời gian qua cho thấy phát triển dựa trên quy hoạch từ cấp cơ sở và các giải pháp “mềm” dựa vào hệ sinh thái tự nhiên là công cụ kết nối những giải pháp được mong đợi đối với cộng đồng ven biển trong thích ứng với biến đổi khí hậu. Diễn đàn vùng duyên hải khu vực khẳng định các giải pháp dựa vào thiên nhiên là mấu chốt giúp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Sau hai năm thực hiện dự án tại 8 tỉnh ven biển của 3 nước gồm Thái Lan (Chanthaburi và Trat), Campuchia (Koh Kong và Kampot) và Việt Nam (Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre và huyện Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh), hơn 30 dự án thí điểm đã được thiết kế theo đặc thù thực tế từng địa phương nhằm nâng cao năng lực thích ứng của người dân và hệ sinh thái mà họ đang sống phụ thuộc. Qua đó, giúp họ đối phó với những tác động có thể lường trước được của biến đổi khí hậu và lập kế hoạch giảm rủi ro thiên tai.
Tại Việt Nam, 10 dự án thí điểm triển khai tại 4 tỉnh, thành được lựa chọn đã khởi động nhằm nâng cao sức chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu. Dự án rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) đầu tư khoảng 350.000 USD để thực hiện các dự án thí điểm với các hoạt động: phục hồi rừng ngập mặn, nâng cao nhận thức, nước sạch và vệ sinh môi trường, phát triển du lịch cho các cộng đồng nghèo sống phụ thuộc vào rừng ngập mặn, thay đổi thói quen không tốt trong ngư nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Trong 4 ngày Diễn đàn được tổ chức, các đại biểu của các nước sẽ có những tham luận chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình đã triển khai để thích ứng với biến đổi khí hậu, thông tin về biến đổi khí hậu, việc phục hồi và quản lý rừng ngập mặn “tấm chắn sinh học” ngăn bão; quản lý xói lở, bồi lắng và sự di chuyển của rào chắn bãi biển... Ngoài ra các đại biểu và giới truyền thông 3 nước cũng được tổ chức thành các nhóm đi thực địa tại các huyện, thị ven biển của tỉnh Sóc Trăng để khảo sát, tham quan các mô hình do IUCN triển khai .
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
(Tin Môi Trường) - Tại Hội nghị BCH Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) năm 2024 diễn ra ngày 26/11, tại Hà Nội, đại diện các Bộ: Nội vụ và Bộ TN-MT đều phát biểu, đánh giá cao vai trò cuả Hội trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước; đồng thời bày tỏ hy vọng VACNE thực hiên tốt Nghị định số 126/2024/NĐ-CP, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, có hiệu lực từ ngày hôm nay.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.