Tin tức » Tin trong nước
Cảng ngàn tỉ đói tàu
(10:39:51 AM 19/06/2012)
Cảng nước sâu ở khu vực Cái Mép - Thị Vải đầu tư hàng trăm triệu USD, không thiếu thiết bị hiện đại nhưng đang... đói tàu
Tự triệt tiêu nhau
Năm 1999, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng Việt Nam đến năm 2010 dự báo năm 2003 các cảng ở Hải Phòng có khối lượng hàng hóa thông qua là 7,3 triệu tấn, năm 2010 là khoảng 25 triệu tấn. Thế nhưng, thực tế vượt rất xa so với dự báo khi năm 2010 lượng hàng qua các cảng tại Hải Phòng lên tới trên 38 triệu tấn.
Trước đây, cảng biển ở Hải Phòng chủ yếu ở sâu trong sông, khi nhu cầu xuất nhập khẩu, vận tải hàng hóa tăng mạnh, các cảng mới tiến dần ra cửa biển, nơi có mực nước sâu hơn, nhằm đón tàu lớn. Khu vực Đình Vũ là điểm lý tưởng để làm cảng, nhưng điều đáng tiếc là đất mặt tiền tại Đình Vũ đã bị cắt vụn.
Theo ông Ngô Bắc Hà, nguyên Tổng giám đốc Cảng Hải Phòng, một cảng tiêu chuẩn tối thiểu phải có 5 cầu tàu, để cho nhiều tàu có thể đỗ cùng một lúc. Hệ thống cẩu có thể hoạt động tương hỗ nhằm rút hàng khỏi tàu trong thời gian nhanh nhất. Nhưng ở Đình Vũ, có những cảng chỉ có 1-2 cầu tàu, thậm chí có cầu chỉ hơn trăm mét, không đủ cho chiều dài một con tàu. Nên đầu tàu buộc dây ở cảng này, còn đuôi tàu phải mang dây buộc nhờ ở bến của cảng khác. Có những cảng không nằm trong quy hoạch ban đầu nhưng không hiểu sao họ lại xin được bổ sung quy hoạch. Cảng nhiều dẫn tới cạnh tranh nhau bằng giá cước thật thấp thay vì đầu tư thiết bị, nâng cao chất lượng dịch vụ. Vừa thu được ít tiền trong khi chất lượng dịch vụ vẫn tồi và khó hút được tàu lớn vào cảng.
Trong khi đó ở phía nam, khu vực Cái Mép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) các nhà đầu tư đã bỏ ra tới hơn 1,2 tỉ USD để làm hàng loạt cảng nước sâu. Đa số cảng lớn là cảng liên doanh như cảng SP-PSA năng lực 740.000 TEU/năm (1 TEU tương đương 1 container 20 feet), tổng mức đầu tư 240 triệu USD, là liên doanh giữa Vinalines - Cảng Sài Gòn - PSA (Singapore); cảng CMIT công suất 1,11 triệu TEU/năm, mức đầu tư 268,6 triệu USD, liên doanh giữa Vinalines - Cảng Sài Gòn - APMT (Đan Mạch); Cảng SSIT công suất 1,3 triệu TEU, mức đầu tư 240 triệu USD, liên doanh giữa Vinalines - Cảng Sài Gòn - SSA Marine (Mỹ)... Tổng công suất khai thác các cảng ở Cái Mép - Thị Vải là trên 8 triệu tấn hàng hóa thông qua/năm, trong khi sản lượng thực tế chỉ chưa đầy 1 triệu tấn/năm, chưa bằng 1/8 công suất.
Theo một số chuyên gia cảng biển, tình trạng ở Cái Mép - Thị Vải xuất phát từ những quyết định đầu tư quá nóng, chạy theo phong trào, không tính đúng nhu cầu thị trường cộng thêm sự thiếu đồng bộ giữa hạ tầng giao thông với cảng biển. Còn theo Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, tình trạng cảng lớn đói hàng đang dẫn đến nguy cơ các liên doanh sẽ bị nước ngoài thôn tính bởi khi liên doanh thua lỗ, đối tác Việt Nam không đủ tiền để góp vốn bù lỗ triền miên.
Quy hoạch theo nhu cầu của... nhà đầu tư
|
|
PGS-TSKH Đặng Văn Uy, nguyên Hiệu trưởng ĐH Hàng hải, cho biết từ hơn 20 năm nay, Trung Quốc đã xây dựng quy hoạch chiến lược hệ thống cảng biển trên toàn đất nước với những phân định chức năng rõ ràng đâu là cảng quốc tế, đâu là cảng nội địa. Từ đó, đầu tư tập trung, xây dựng những cảng lớn mang tầm cỡ quốc tế như ở Thượng Hải, Thiên Tân... Xu hướng chung của họ là đưa cảng biển ra xa bờ, có nơi đường dẫn từ bờ ra cầu cảng dài vài chục km, để có thể đón tàu lớn vào làm hàng, không phụ thuộc vào con nước thủy triều, không phải nạo vét sa bồi...
Còn tại Singapore, từ thời Thủ tướng Lý Quang Diệu xây dựng quốc gia, họ đã biết chọn cảng biển làm mũi nhọn cho nền kinh tế. Họ khai thác rất tốt lợi thế về vị trí địa lý, họ hiểu rất rõ nhu cầu vận chuyển ô tô, hàng hóa từ Nhật đi Mỹ và nhập khẩu dầu mỏ từ Trung Đông về Nhật. Chính vì vậy, Singapore đã xây dựng cơ sở hạ tầng logistics, làm hệ thống cảng cực kỳ hiện đại để phù hợp với các luồng hàng, trở thành một trung tâm thương mại cho cả khu vực châu Á.
Còn tại Việt Nam, theo PGS-TS Nguyễn Văn Ngọc, Trưởng khoa Công trình thủy, Đại học Hàng hải, phân tích khi lập các dự án cảng, cũng có những phân tích, đánh giá, những số liệu chứng minh tính khả thi… nhưng hầu hết chỉ là để phục vụ mục đích của chủ đầu tư. Còn những nghiên cứu độc lập nhằm làm cơ sở xây dựng quy hoạch, những phản biện cho từng dự án để bảo vệ lợi ích lâu dài của đất nước, bảo vệ lợi ích cộng đồng chưa được thực hiện một cách bài bản.
Theo một vị nguyên là lãnh đạo Bộ GTVT, làm cảng biển không thể chỉ tính đến vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên mà còn phải tính đến hạ tầng xã hội, tức là phải quan tâm đến nguồn hàng, nhu cầu vận tải. Chúng ta tham vọng làm nhiều cảng lớn, làm cảng trung chuyển cho cả khu vực, nhưng phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng. Bởi nếu không có những nghiên cứu độc lập được làm bài bản, khách quan thì có thể con cháu chúng ta sẽ phải trả giá cho những quyết định thiếu hợp lý trong hiện tại.
Đơn cử như Vân Phong dù có điều kiện tự nhiên lý tưởng nhưng sẽ khó chủ hàng nào chuyển hàng từ TP.HCM ra hoặc từ phía bắc vào rồi đưa lên tàu lớn đi Mỹ hoặc châu Âu. Hay tại Lạch Huyện, nếu dự tính sẽ là cửa ngõ cho cả miền Nam Trung Quốc thì cần cảnh giác. Bởi với tiềm lực kinh tế và khoa học kỹ thuật, Trung Quốc sẽ phát triển đường bộ xuyên những dãy núi cao để chủ động đưa hàng từ cảng, biển của họ vào sâu nội địa vùng Vân Nam. Trong tương lai lâu dài, họ sẽ không để con đường vận tải quan trọng phụ thuộc vào Việt Nam. Do đó, nếu đầu tư lớn mà không tính được nguồn hàng thì tình trạng lãng phí, cảng chờ tàu như ở Cái Mép - Thị Vải cũng có nguy cơ sẽ tái hiện ở Lạch Huyện, Hải Phòng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.