»

Thứ năm, 23/01/2025, 05:00:55 AM (GMT+7)

Bình Thuận đầu tư khoảng 3.500 tỉ đồng xây dựng hệ thống kè ngăn biển xâm thực Tin ảnh

(11:21:15 AM 28/02/2016)
(Tin Môi Trường) - Hàng năm, tình trạng biển xâm thực gây xói lở các vùng ven biển Bình Thuận ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân và diễn ra ngày nghiêm trọng hơn.

Để khắc phục tình trạng trên, hơn 4 năm qua tỉnh Bình Thuận đã xây dựng hệ thống đê kè ngăn biển xâm thực trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên do bờ biển dài nên ngoài những nơi đã có kè bảo vệ, còn lại người dân vẫn sống trong lo sợ.

 

Bình[-]Thuận[-]đầu[-]tư[-]khoảng[-]3.500[-]tỉ[-]đồng[-]xây[-]dựng[-]hệ[-]thống[-]kè[-]ngăn[-]biển[-]xâm[-]thực
Xâm thực nghiêm trọng tại bờ biển thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận


Bờ biển Bình Thuận dài 192 km, trong đó có 6 đoạn bờ biển thường xảy ra xói lở nghiêm trọng, cần phải có biện pháp bảo vệ như đoạn bờ biển xã Tiến Thành (thành phố Phan Thiết), bờ biển thị trấn Liên Hương (huyện Tuy Phong), bờ biển Phước Lộc, Tân Phước (thị xã La Gi)…Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận, do cấu trúc địa chất ven bờ biển gồm cát, đất bở rời nên dễ bị xói lở khi có sóng biển vỗ mạnh vào bờ. Qua khảo sát cho thấy có những vùng biển xâm thực mạnh vào đất liền từ 10 - 20m mỗi năm, cụ thể như thôn Tiến Đức, xã Tiến Thành (thành phố Phan Thiết).

Bình Thuận đã đầu tư xây dựng kè tại những khu vực nguy hiểm nhất. Toàn tỉnh hiện có hơn 16.000m đê, kè biển được xây dựng hoàn chỉnh với tổng kinh phí hơn 200 tỉ đồng. Trong đó có những kè được đầu tư lớn như: kè chắn sóng Phan Rí Cửa (huyện Tuy Phong); kè biển Đồi Dương và phường Hưng Long (thành phố Phan Thiết), kè biển đảo Phú Quý…Tuy nhiên hệ thống kè còn quá ít so với những khu vực bị biển xâm thực. Chỉ tính riêng tại thôn Tiến Đức, xã Tiến Thành, từ năm 2011 đến nay tình trạng biển xâm thực đã làm sập hoàn toàn 90 căn nhà. Trong tháng 1-2/2016, triều cường, sóng biển lớn đã xâm thực sâu vào khu dân cư thôn Tiến Đức hơn 10m, trên chiều dài hơn 800m làm sập 33 căn nhà và 50 căn nhà khác đang bị sóng biển đe dọa. Thành phố Phan Thiết đã khẩn trương cho di dời những hộ bị biển xâm thực nặng nhất đến nơi an toàn.

Việc xây dựng kè ngăn biển xâm thực trong những năm qua đã được sự quan tâm rất lớn của tỉnh. Nhưng do bờ biển dài, phát sinh nhiều nơi sạt lở mới, việc đầu tư rất tốn kém về kinh phí, trong khi ngân sách có nhiều khó khăn nên tỉnh phải giải quyết dần từng bước. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận, trước tình trạng xâm thực ngày càng nghiêm trọng, Bình Thuận dự kiến đầu tư khoảng 3.500 tỉ đồng để xây khoảng 100 km bê tông kè chắn sóng, bảo vệ bờ biển. Việc xây kè sẽ được triển khai từ nay đến năm 2020.

Nguyễn Thanh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bình Thuận đầu tư khoảng 3.500 tỉ đồng xây dựng hệ thống kè ngăn biển xâm thực

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI