Tin tức » Tin trong nước
Ban quản lý rừng tiếp tay lâm tặc?
(10:37:54 AM 15/07/2016)
Gỗ tang vật mà tổ công tác của xã EaTrol bắt giữ
Sự việc xảy ra chiều 12-7, tổ công tác của xã EaTrol bắt giữ một xe tải chở gỗ không có giấy tờ và không đóng dấu búa kiểm lâm, trong đó có những tấm phản lớn, từ rừng Hòn Cồ. Ngay sau khi xe gỗ bị bắt, ông Phan Kế An, Trưởng Trạm Quản lý bảo vệ rừng Hòn Cồ (thuộc BQL rừng phòng hộ Sông Hinh), đến và cho biết số gỗ này là trạm thu gom trên rừng do lâm tặc khai thác trái phép để đưa về xử lý. Ông An còn cho biết chưa lập biên bản số gỗ này, chỉ viết số đo bằng giấy tay và chưa báo cho lãnh đạo. Tổ công tác đã tạm giữ số gỗ này tại xã.
Theo ông Ksor Y Ron, Phó Công an xã EaTrol, công an xã đã phát hiện 1 xe múc đang đưa gỗ lên 2 xe tải. Tuy nhiên, công an chỉ chặn bắt được xe ra trước, còn xe sau chạy thoát. Nếu số gỗ trên được Trạm Quản lý bảo vệ rừng Hòn Cồ gom, bắt giữ thì phải lập biên bản nhưng ở đây hoàn toàn không có giấy tờ gì là điều rất bất thường. Ông Ron cũng bức xúc về việc đưa số gỗ này về BQL rừng phòng hộ Sông Hinh để xử lý vì đúng ra là phải chuyển về hạt kiểm lâm.
Theo ông Ron, để ra vào cửa rừng bằng xe lớn, chỉ có con đường duy nhất qua 2 trạm kiểm soát của BQL rừng phòng hộ Sông Hinh. Đây không phải là lần đầu tiên gỗ lậu vượt trạm bằng xe lớn để ra ngoài. Hiện xã vẫn còn giữ hơn 10 m3 gỗ mà tổ công tác của xã từng bắt được khi vận chuyển trên xe lớn ra khỏi trạm.
Ông Ksor Y Len, Bí thư Đảng ủy xã EaTrol, tỏ ra không hài lòng về việc đưa số gỗ này về BQL rừng phòng hộ Sông Hinh nhưng đó là chỉ đạo của cấp trên nên đành chịu. “Chuyện này không cần nói ra cũng biết có vấn đề. Mình sống với rừng lâu rồi, thấy vậy đau lòng lắm” - ông Ksor Y Len bộc lộ.
Một người dân có mặt tại hiện trường vụ bắt gỗ ngày 12-7 cũng bức xúc: “Rõ ràng trong chuyện này có sự tiếp tay. Không tiếp tay thì làm sao qua được 2 trạm? Quản lý bảo vệ rừng làm cái gì mà để họ qua đơn giản như vậy?”.
Phản hồi về nghi ngờ của một số cán bộ xã EaTrol rằng BQL rừng phòng hộ Sông Hinh tiếp tay lâm tặc phá rừng, ông Phạm Ngọc Minh, Giám đốc BQL rừng phòng hộ Sông Hinh, nói: “Tôi không bình luận”.
“Nghi ngờ là đúng”
Đó là nhìn nhận của ông Đặng Đình Toại, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, về việc người dân nghi vấn BQL rừng phòng hộ Sông Hinh tiếp tay lâm tặc. Ông Toại cho biết theo lãnh đạo BQL rừng phòng hộ Sông Hinh và Hạt Kiểm lâm huyện Sông Hinh báo lại, số gỗ xã EaTrol bắt vào ngày 12-7 là do Trạm Quản lý bảo vệ rừng Hòn Cồ thu gom.
“Cái sai của BQL là phát hiện nhưng chưa lập biên bản, đánh dấu gỗ mà chở ra. Xã bắt là đúng vì kiểm tra mà không có giấy tờ gì cả. Người dân nghi ngờ là đúng. Lẽ ra, để dân khỏi nghi ngờ thì phải có giấy tờ, phải lập biên bản bao nhiêu lóng gỗ thì dân mới khỏi bức xúc. Còn nếu thấy vậy mới thuê xe chở về đây rồi tính chuyện lập biên bản là không đúng quy định” - ông Toại phân tích.
Về việc để mất rừng và xã EaTrol đã bắt nhiều vụ vận chuyển gỗ trái phép từ Hòn Cồ vượt trạm ra ngoài, ông Toại khẳng định sẽ cho kiểm tra, làm rõ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) (18/02/2025)
- "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại" (15/02/2025)
- SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố (15/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)

Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Trôi hơn 300 năm đứng trước cửa đình Ba Làng, xã Bắc Bình, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (cách trung tâm Hà Nội khoảng 80 Km về hướng Tây Bắc) được cộng đồng tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào sáng 23/2/2025.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)