Tin tức » Tin trong nước
TPHCM quan trắc lún mặt đất
(23:16:52 PM 17/06/2011)
Khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh thời gian qua lún rất nặng
Theo kết quả nghiên cứu của dự án “Quan trắc biến dạng mặt đất khu vực TPHCM bằng kỹ thuật Insar vi phân” do Trung tâm Địa tin học thuộc Khu Công nghệ phần mềm ĐH Quốc gia TPHCM thực hiện, hiện nhiều khu vực trên địa bàn TPHCM đang bị lún cục bộ với tốc độ trung bình trên dưới 1 cm/năm.
Cụ thể, nhiều xã - phường trên địa bàn 14 quận huyện đang lún với tốc độ 7 - 10 mm/năm; nhiều khu vực ở 17 quận, huyện có tốc độ lún trên 10 mm/năm. Đặc biệt, các khu vực có quá trình đô thị hóa nhanh trong thời gian qua thuộc các quận 2, 6, 7, 8, 9, 12, Tân Phú, Bình Thạnh, Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè có tốc độ lún trên 15 mm/năm.
Trong 10 năm gần đây, nhiều khu vực đã bị lún từ 20 - 30 cm, nhiều nơi lân cận các công trình lớn thi công trong thời gian này lún đến 50 cm. Điều này giải thích vì sao ngày càng có nhiều khu vực ở TPHCM bị ngập cục bộ khi triều cường.
Theo kết quả nghiên cứu, nguyên nhân gây nên tình trạng lún thời gian qua ở TPHCM chủ yếu là do khai thác nước ngầm quá mức; trong khi đó, quá trình đô thị hóa khiến diện tích bê tông hóa ngày càng cao, diện tích kênh rạch bị san lấp ngày càng nhiều… khiến lượng nước bổ sung cho các túi nước ngầm giảm mạnh.
Từ những nghiên cứu trên, các nhà khoa học kiến nghị TP hạn chế phát triển đô thị tại các khu vực đất yếu, xây dựng lại toàn bộ lưới khống chế độ cao phù hợp với bối cảnh mực nước biển ngày càng dâng cao, lập bản đồ khai thác nước… nhằm hạn chế tình trạng lún sụt mặt đất.
Do vậy, UBND TP chấp thuận tiếp tục quan trắc tình trạng lún mặt đất để đưa các kết quả nghiên cứu của đề án “Quan trắc biến dạng mặt đất khu vực TPHCM bằng kỹ thuật Insar vi phân” vào sử dụng trong công tác quản lý.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Bốn cây Du sam núi đất hơn 250 năm có chu vi thân hơn 3 mét ở tổ dân phố số 1 của thị trấn và xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu- Yên Bái) vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào tối 14/2, mở màn Lễ hội Gầu Tào của người H’Mông năm 2025.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)