Tin tức » Tin trong nước
Hiểm họa bọ xít hút máu
(23:29:33 PM 17/06/2011)
Đẻ trứng như vãi đạn
Đến chiều qua, 16-9, 35 con bọ xít hút máu cái trưởng thành trong tổng số 160 con khỏe mạnh đẻ được gần 400 trứng, kể từ ngày thu hồi chúng từ một ổ trên 200 con tại một ngôi nhà có người ở ngoại thành Hà Nội cách đây sáu hôm.
Số trứng này được các nhà khoa học ở Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật (ST&TNSV) tiếp tục giữ lại như đối với các mẻ trứng khác do các con bọ xít hút máu thu được trước đó đẻ. TS. Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng Thực nghiệm, Viện ST&TNSV, cho hay, chúng được đặt trong một cái lọ, nền lót giấy vệ sinh ở điều kiện nhiệt độ bình thường.
“Đẻ trứng xong, cũng như các loài côn trùng khác, bọ xít hút máu mẹ bỏ trứng lại và đi kiếm ăn”, TS. Trương Xuân Lam diễn giải. “Theo kinh nghiệm ban đầu mà chúng tôi vừa tích lũy, khoảng 17 ngày sau, trứng sẽ nở thành ấu trùng và những con bọ xít hút máu sơ sinh này cũng sẽ phải tự đi tìm máu để sinh tồn”.
Đáng chú ý, tỷ lệ trứng nở vô cùng cao. Cứ 100 trứng bọ xít hút máu, có không dưới 90 quả nở thành con.
Với thời gian trứng nở hơn nửa tháng và tỷ lệ nở cao như vậy, nhà khoa học tiên phong ở Việt Nam về lĩnh vực đang được dư luận rất quan tâm này tỏ ra lo ngại không biết mức độ lan tỏa của bọ xít hút máu trong các khu dân cư ở Hà Nội ra sao.
“Chúng tôi mới điều tra trên một diện rất hẹp, phần lớn là phát hiện tình cờ từ các khu dân cư”, TS Lam cho hay.
Các nhà khoa học chưa biết mức độ phân bố của bọ xít hút máu ra sao nhưng có một điều chắc rằng loài côn trùng này đã và đang thích nghi rất nhanh với môi trường sống và tập tính của con người.
Chúng thích nghi như thế nào, bắt đầu từ bao giờ, tàn phá rừng ảnh hướng thế nào đến môi trường sinh sống tự nhiên của chúng, tác động ra sao đến việc chúng xâm nhập môi trường sống của con người, và chiều hướng phát triển sắp tới của chúng ra sao trong bối cảnh khí hậu toàn cầu thay đổi, v.v…, là những câu hỏi lớn chưa có lời giải ở Việt Nam.
Dù thu thập mẫu vật theo kiểu chỉ điểm từ ba tháng qua, bản đồ bọ xít hút máu cho thấy địa bàn tìm thấy chúng đã lan ra khá nhiều tỉnh thành, nhất là tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, và Đà Nẵng, v.v... Tại TP HCM, các nhà khoa học phát hiện được bọ xít hút máu tại không dưới tám điểm ở các Quận 1, Quận 5, và Quận Gò Vấp, v.v…
Sự di chuyển của bọ xít hút máu đến các địa phương kia như thế nào? Chúng di chuyển theo những người mà chúng bám hút máu hoặc vật dụng họ mang theo các phương tiện giao thông? Hay chúng tấn công trực tiếp các khu dân cư từ môi trường thiên nhiên hoang dã gần đó bị tàn phá? Hay còn có cách xâm nhập nào khác? Đấy là các câu hỏi tiếp theo mà một mình các nhà khoa học ở Viện ST&TNSV bằng một nghiên cứu nho nhỏ chưa được chính thức thông qua khó trả lời trọn vẹn.
Trong lúc chờ có một sự thức tỉnh, sự liên kết ở cấp cao hơn, rất may, mấy tuần qua, nhóm các nhà khoa học ở cấp cơ sở đã chủ động tập hợp lại để tìm hiểu đề tài rất thú vị này. Họ là các chuyên gia đến từ Viện ST&TNSV, Viện Công nghệ Sinh học (đều thuộc Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam), Viện Thú y (thuộc Bộ NN&PTNT), và Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế).
Cháu Tạ Đăng Quang, 3 tuổi ở ngõ 175, Cầu Giấy bị bọ xít đốt ở tay, chân và lưng Ảnh: Chụp tại phòng côn trùng học lúc 17 giờ 30 ngày 16-9. Ảnh: Phạm Yên.
Ký sinh trùng đường máu, mầm họa
Đáng chú ý nhất thời gian qua không phải là phát hiện được bao nhiêu bọ xít hút máu nữa mà là tìm thấy ký sinh trùng nội bào trong cơ thể những con côn trùng tưởng là vô hại này. Vì sao vậy khi mà hơn 100 người bị đốt có những triệu chứng như ngứa, đau, sưng thành vùng lớn nơi bị đốt; thậm chí, có người phải đến bệnh viện khám và điều trị?
TS. Trương Xuân Lam đã phát hiện ra một loài trùng roi sống trong hệ thống tiêu hóa của bọ xít hút máu mà ông đã thu thập. Kết quả nghiên cứu ông cùng Th.S Nguyễn Thị Giang Thanh – Bộ môn Ký sinh trùng, Viện Thú y, bước đầu đưa ra kết quả loài trùng roi ký sinh thuộc lớp Protozoa và giống Trypanosoma thông qua hình thái học (phiết kính nhuộm Giemsa) và các đặc tính sinh học như có khả năng di chuyển nhờ chuyển động roi trong dịch vật chủ, có khả năng sinh sản trực phân và thích ứng trên bản động vật chuột bạch trong phòng thí nghiệm.
Tuy nhiên, để xác định loài trùng roi này thuộc loài nào, các nhà khoa học còn phải nghiên cứu tiếp bằng kỹ thuật sinh học phân tử để so sánh giữa các hệ gene di truyền trong cùng loài, để nhận biết đặc điểm sinh học, đặc tính gây bệnh cho gia súc, người; và nhận biết sự trốn trách nhiệm miễn dịch của chúng. Công việc này do PGS. TS. Lê Thanh Hòa, Viện Công nghệ Sinh học, thực hiện.
Câu hỏi đặt ra là con Trypanosom vừa tìm thấy ở trong cơ thể bọ xít hút máu ở Hà Nội thuộc loài nào trong số bốn loài nêu ra kia. Đáng chú ý, dù thuộc loài nào, Trypanosom đều có nguy cơ gây bệnh, nhẹ là cho gia súc, và nặng là cho người (xem bảng).
Ở nước ta, loài Trypanosoma evansi đã được xác định gây bệnh cho động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, và ngành thú y đã nghiên cứu về chúng nhiều năm. Bệnh do Trypanosoma evansi gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi, đặc biệt ở thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước.
Bệnh phát triển thành dịch, gây đổ ngã trâu bò hàng loạt. Đến nay, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để tìm hiểu xem có Trypanosoma evansi trên người ở Việt Nam hay không. Tuy nhiên, ở Ấn Độ, Joshi và cộng sự đã công bố sự xuất hiện thích ứng của loài Trypanosoma evansi trên người và có khả năng gây bệnh cho người.
“Các phát hiện trên đây chỉ là bước đầu. Cần nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm sinh thái, phân loại và sự lưu hành của loài bọ xít hút máu. Đặc biệt, cần nghiên cứu xác định loài, giống và ảnh hưởng của trùng roi ký sinh trong cơ quan tiêu hóa của bọ xít hút máu đối với sức khỏe cộng đồng”, TS Trương Xuân Lam kiến nghị.
Các bệnh trên người và gia súc do Trypanosoma gây ra
TT | Bênh (mầm bệnh: Trypanosoma) | Đối tượng gây bệnh | Vật chủ trung gian truyền bệnh | Nguồn gốc dịch tễ học | Sự phân bố bệnh | Triệu chứng và hậu quả của bệnh |
1 | Sleeping sichnessTrypanosoma brucei. Gambiense and ( T .b. rhodesiense) | Người | Ruồi (Tsetse flies) | Châu Phi | Chủ yếu ở các nước thuộc châu Phi, bệnh có thể tìm thấy ở các nước khác tại các châu lục khác là do vấn đề di cư) | Ảnh hưởng tới hệ thần kinh và gây bệnh ngủ ở người, gây tử vong |
2 | Chaga (Trypanosoma cruzi) | Người | và mẹ truyền cho con, truyền máu | Châu Mỹ La tinh | Khắp các châu lục | Ảnh hưởng hệ thần kinh, đặc biệt hệ tuần hoàn làm xơ cơ tim, tắc mạch máu, gây chết đột tử |
3 | Nagana (T.b. brucei; T. vivax; T. congolense) | Động vật nhai lại: bò,dê, các động vật hoang dã… | Ruồi (Tsetse flies) | Châu Phi | Chủ yếu ở các nước thuộc châu Phi | Gia súc sảy thai, gầy yếu giảm sức sản xuất, suy giảm miễn dịch |
4 | SuraTrypanosoma evansi) ( | Ruồi mòng (Tabanus) | Các châu lục | Các châu lục |
Nguồn: TS Trương Xuân Lam, Viện ST&TNSV
- Nhóm nhà khoa học sẽ tiến hành xác định những con bọ xít hút máu vừa thu được ở Việt Nam thuộc loài nào, đặc điểm sinh học thích ứng với các điều kiện môi trường của chúng ra sao, tìm hiểu xem chúng có nguy cơ trở thành vật chủ trung gian truyền bệnh hay không, nghiên cứu khả năng nguy cơ chúng mang mầm bệnh đến đâu, và đánh giá sự lưu hành địa lý của chúng ở Việt Nam. Bước cuối cùng, và quan trọng nhất, là sẽ phải tìm hiểu xem ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe cộng đồng thế nào
- Bọ xít hút máu người thuộc giống Triatoma và Rhodinus thuộc họ Reduviidae, bộ Hemiptera, tìm thấy nhiều ở Nam Mỹ. Năm 1996, ước tính 16 - 18 triệu người nhiễm bệnh. Trong số đó, hơn 6 triệu người bị bệnh lâm sàng và 45.000 người chết mỗi năm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 15/11, Thường vụ Hội BVTN&MT Việt Nam đã họp tại Hà Nội và trực tuyến với các Ủy viên thường vụ trong cả nước, thông qua Báo cáo Tổng kết công tác năm nay và cùng thống nhất triển khai nhiệm vụ năm 2025.
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.