Tin tức » Tin trong nước
Hà Nội rung chuyển mạnh vì nền đất yếu
(23:18:01 PM 17/06/2011)
>> Động đất ở Thái Lan gây chấn động Hà Nội
Trận động đất mạnh 7 độ richter trên vùng biên giới Lào-Thái Lan đêm qua đã gây chấn động đến tận thủ đô Hà Nội đến cấp 3-4.
Lúc 8h55 tối qua, 24-3, ông Nguyễn Tấn Vinh (trú ở tầng một, nhà C, Tập thể Dệt kim Đông Xuân, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) từ giường đứng dậy ra bàn máy tính. Định ngồi xuống thì ông bỗng lảo đảo.
Nghĩ mình chóng mặt, ông quay lại giường thì vợ ông từ ngoài hớt hải chạy vào báo gương và quạt nhà bên cạnh bị rung lắc. Một nữ công nhân nằm trên giường tầng hai cũng nhảy vội xuống vì chiếc giường đôi cô nằm rung rinh.
Tại chân cầu Thăng Long, một nhân viên gác cầu tên Mai Văn Khôi cho biết anh cũng cảm thấy mặt đất rung rung. Tại các khu vực khác như Trung Hòa-Nhân Chính, những người sống từ tầng ba trở lên cũng cảm nhận được sự rung lắc khi thấy cốc chén trên bàn dịch chuyển.
Một ngôi nhà ở quận Hai Bà Trưng, nơi xảy ra rung lắc mạnh nhất ở Hà Nội hôm qua. Đây cũng là một trong những nơi nền đất yếu nhất của Hà Nội (Ảnh Tấn Vinh)
Hà Nội nền đất yếu
GS.TS Nguyễn Đình Xuyên, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, nhận định rung lắc như thế tương đương với chấn động cấp 3, cấp 4, theo thang đo MSK (có 12 cấp dùng để đo cường độ, khác với thang đo richter chỉ có chin cấp dùng để đo độ lớn). Và đấy cũng là kết quả đo được tại các trạm quan trắc của Viện Vật lý Địa cầu.
GS.TS Nguyễn Đình Xuyên nhận định chấn động ở Hà Nội là hệ quả của một trận động đất xảy ra trên vùng biên giới Lào-Thái mạnh 7 độ richter, cách nhau gần 1000 km. Vùng biên giới này nằm trên đứt gãy Miến Điện-Vân Nam (Trung Quốc), chảy xuống biên giới Lào Thái.
Đứt gãy này hoạt động khá mạnh, có thể gây ra động đất mạnh cấp 7,0-7,5 độ richter và, như vậy, mạnh hơn cả đứt gãy hoạt động mạnh nhất của Việt Nam (ở vùng Sơn La, Sông Mã, Lai Châu) vốn chỉ có thể gây động đất mạnh 6,5-7,0 độ richter.
Sở dĩ động đất ở xa như thế có thể gây chấn động mạnh ở Hà Nội là do Hà Nội có nền đất yếu.
“Yếu nhất là vùng nội thành và phía nam của Hà Nội”, GS Xuyên nói.
Do nến đất yếu, mỗi khi xảy ra động đất tuy không lớn, Hà Nội thường bị chấn động tương đối mạnh. Gần đây nhất, năm 1983, Hà Nội bị chấn động cấp 5 do trận động đất mạng 6,7 độ richter.
Hồi ấy, “Đang ngủ tôi tỉnh giấc. Chiếc thùng phuy đựng nước nhà tôi ở phố Nguyễn Hữu Huân nước sáng sánh”, ông Vinh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội từ gần 80 năm nay nhớ lại.
Ngoài ra, Hà Nội cũng bị chấn động bởi các trận động đất năm 1961 ở tỉnh Bắc Giang mạnh 5,6 độ richter, năm 1958 ở tỉnh Vĩnh Phúc mạnh 5,3 độ richter.
Năm 1953-1954, một trận động đất mạnh chỉ 5,4 độ richter ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, nhưng gây chấn động ở Hà Nội tới cấp 8.
“Nếu nền đất ở Hà Nội không yếu, chấn động hồi ấy lẽ ra chỉ cấp 7”, GS Xuyên nhận định.
Một dự chấn mạnh như thế, cấp 8, ở Hà Nội cũng từng xảy ra từ hơn 800 năm trước đây. Hồi ấy, năm 1285, một trận động đất mạnh 5,5 độ richter đã làm Hà Nội bị chấn động đến cấp 8, làm gãy cả bia đá ở chàu Báo Thiên.
Hà Nội có thể động đất mạnh 6,5 độ richter
Hà Nội nằm trên đứt gãy sâu sông Hồng, sông Chảy, tuy hoạt động không mạnh bằng các đứt gãy khác ở vùng Tây Bắc song vẫn có thể bị động đất mạnh đến 6,5 độ richter, theo Viện Vật lý Địa cầu.
Viện Vật lý Địa cầu phối hợp với Sở Xây dựng và Viện Khoa học Công nghệ&Kinh tế Xây dựng Hà Nội xây dựng bản đồ vi phân vùng động đất tỷ lệ 1/25.000 nhằm phục vụ tính toán thiết kế kháng chấn cho các công trình xây dựng.
Theo đó, nền đất Hà Nội được chia thành 27 loại nền cơ bản, và đặc trưng dao động của mỗi loại nền được xác định ứng với các chu kỳ lặp lại động đất 200 năm, 500 năm, và 1000 năm.
Hà Nội cũng đã xây dựng quy định về việc áp dụng tính kháng chấn cho các công trình xây dựng trên địa bàn, trong đó hướng dẫn tính toán giá trị các hệ số lấy theo số liệu động đất Hà Nội cho bảy tiêu chuẩn quốc tế và đã được Bộ Xây dựng thông qua.
Nhìn chung, vùng đất ở các chuyện Đông Anh và Sóc Sơn được xem là ổn định hơn cả trong khi các vùng đất khác của Hà Nội được đánh giá là không ổn định.
Tuy nhiên, thực tế áp dụng thế nào cho các công trình xây dựng, nhất là các công trình tư nhân, lại chưa có cơ chế giám sát hiệu quả.
Không loại trừ khả năng ảnh hưởng của động đất Nhật Bản Chưa có bất cứ nghiên cứu nào song GS.TS Nguyễn Đình Xuyên với 40 năm nghiên cứu về địa chất nhận định, về nguyên lý, cơn đại địa chấn ở Nhật Bản ngày 11-3 vừa qua mạnh 9 độ richter gây sóng thần cao 14 m (chứ không phải 10 m như đánh giá ban đầu) sẽ có ảnh hưởng nhất định đến bảy mảng thạch quyển của Trái Đất. Trong khi vỏ Trái Đất chỉ dày độ 33 km, các mảng thạch quyển dày tới 120 km sẽ bị trận động đất thảm họa với cường độ có thể lên đến cấp cao nhất (cấp 12) làm xô lệch du mức độ tác động khó ghi nhận được. Theo đó, sau động đất ở Nhật Bản sẽ có thể có các trận động đất kích thích ở các nơi khác trên Trái Đất. Tại các đứt gãy nào đó, năng lượng có thể đang được tích lũy gần đến tới hạn. Dưới sự tác động của trận đại động đất ở Nhật Bản, trạng thái tới hạn có thể đạt đến sớm hơn và, như vậy, xảy ra động đất mà giới chuyên môn gọi là động đất sớm. Tóm lại “mối quan hệ giữa đại động đất và động đất kích thích là chắc chắn có”, Gs Nguyễn Đình Xuyên khẳng định. Song trận động đất tối qua ở biên giới Lào – Thái có phải là động đất kích thích, bị tác động của động đất Nhật Bản, hay không, cần phải có nghiên cứu. Tuy nhiên, GS Xuyên lưu ý, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và vùng biên giới Lào Thái cùng Nhật Bản đều nằm trên cùng một mảng thạch quyển mang tên Á-Âu. Khác chăng, trong khi nước ta và mấy nước kia nằm sâu trong mảng Á-Âu thì xử Phù Tang lại nằm ở rìa mảng này và tiếp xúc với các mảng thach jquyeenr khác.
|
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
(Tin Môi Trường) - Nhiều giải pháp về việc Giảm CO2 được đề xuất là kết quả nổi bật mà hàng chục đại biểu Việt Nam và Hàn Quốc đưa ra trong Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” (tiếng Anh là Workshop on the Impact Assessment and CO2 Reduction) được tổ chức tại tỉnh Kyungju, Hàn Quốc.
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.