Tin tức » Tin trong nước
Dưới hoan hô, trên thờ ơ
(23:20:59 PM 17/06/2011)
Nông dân Mai Đình hồ hởi nhận mạ mang từ Đà Nẵng ra vụ đông xuân năm 2009-2010 sau khi thấy cuộc thử nghiệm một năm trước đó cho kết quả tích cực (Ảnh: Bùi Thế Viên)
Chống rét và hạn như chống giặc
Khô hạn, gió bấc quật ràn rạt vào mặt có tự ngàn đời nay hễ vào vụ đông xuân, quanh Tết Nguyên đán. Nhưng biến đổi khí hậu khiến các bất lợi thời tiết ấy ngày một gay gắt, xuất hiện ngày càng dày đặc. Đầu năm 2008, xảy ra đợt rét lịch sử dài 38 ngày, khiến số thóc giống gieo mạ ở miền Bắc tốn gấp ba lần so với bình thường do phải gieo lại nhiều lần để bù số mạ chết. Vậy mà chỉ ba năm sau, đợt rét lịch sử đang chuẩn bị được lặp lại, kèm theo là khô hạn chưa từng thấy.
“Rét đậm, rét hại còn có thể kéo dài 10 ngày nữa, như vậy sẽ tương đương đợt rét kéo dài 38 ngày năm 2008”, TS Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn, nói, “Đáng chú ý, tỷ lệ ngày rét hại năm nay nhiều hơn năm 2008 nên ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây trồng nói chung và cây mạ nói riêng.”
Theo TS Nguyễn Trí Ngọc, vụ Đông-Xuân 2010 – 2011 gặp nhiều khó khăn hơn như hạn hán nặng, lượng mưa ít trong khi lượng nước chứa ở các hồ chỉ đạt 70% – 80%.
Dẫu đã chủ động đối phó với thời tiết bất thường, thế mà đợt gieo mạ từ tháng 12-2010, đầu tháng 1-2011, nơi nào sơ sểnh không che chắn tốt, mạ chết không kịp ngáp. Một số địa phương ở Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, mạ xuân gieo sớm chết la liệt.
Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn chủ động đưa ra biện pháp cho dân gieo mạ giống ngắn ngày để luồn lách thời tiết. “Nhiều diện tích mạ đã gieo, nhất là mạ gieo sau ngày 10-1, các địa phương phải che chắn nilon, thậm chí dùng bóng điện sưởi ấm” – TS Ngọc cho biết. “Nếu nhiệt độ dưới 150 C, tốt nhất ngừng cấy”.
Nửa nước vào cuộc chống thiên tai, luồn lách thời tiết (chữ của nhà quản lý trồng trọt) như chống giặc. Nào là các tỉnh Bắc Trung Bộ được chỉ đạo trông giời trông đất xem ngày để chủ động lùi thời vụ quanh tiết lập xuân, đảm bảo cây mạ, lúa sinh trưởng và phát triển. Nào là có thể gieo mạ trên sân và chú ý đếm khi mạ đạt 2-3 lá (hơn 10 ngày) là đem cấy ngay, tức sau Tết Nguyên đán, v.v…
Luồn lách thời tiết đến thế, vậy mà mạ vẫn đổ liểng xiểng. Theo thống kê của Cục Trồng trọt, diện tích mạ chết tính đến ngày 27-1 khoảng 200 ha và diện tích mạ cấy chết xấp xỉ 3.500 ha.
Hai năm gieo ý tưởng, kết quả bời bời
Về kết quả thí điểm gieo mạ ở tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng rồi chuyển ra cấy ở miền Bắc, ông Trương Quang Nhàn, Chủ nhiệm Hợp Tác Xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, cho biết “Hai đợt thí điểm năm 2009 và 2010 ở xã Mai Đình rất tốt. Phương thức này giúp thu hoạch sớm hơn 10 ngày so với gieo mạ và cấy tại miền Bắc.Không những vậy, năng suất mỗi sào Bắc Bộ (360 m2) còn cao hơn từ 7 đến 10 kg”.
Ông Bùi Thế Viên, cán bộ ngành nông nghiệp 30 năm kinh nghiệm trước khi nghỉ hưu, còn cho biết giá vận chuyển mạ rẻ hơn 10.000 đồng/sào so với tiền mua nilon để che chắn mạ. Như hiện nay giá nilon cho mỗi sào mạ khoảng 50.000 đồng, trong khi giá vận chuyển mạ từ TP Đà Nẵng hoặc tỉnh Quảng Nam ra Hà Nội chỉ khoảng 40.000 đồng/sào.
“Sau khi thử nghiệm, chúng tôi đã báo cáo kết quả tại hội nghị giao ban hàng quý của phòng kinh tế huyện Sóc Sơn. Sau hội nghị, phòng kinh tế đã cử cán bộ theo dõi quá trình phát triển và sinh trưởng của cây lúa. Họ đánh giá và xác nhận cây lúa sinh trưởng tốt, sâu bệnh cũng ít trong khi thời gian thu hoạch sớm hơn 5 – 7 ngày so với gieo mạ ngoài Bắc”, ông Nhàn kể.
Theo ông Viên, người trực tiếp tham gia thực hiện cuộc thí điểm, nhiệt độ ở Đà Nẵng – nơi thí điểm gieo mạ cho Hà Nội- thường ở mức ổn định, trung bình trên 200 C, rất thuận lợi cho gieo mạ. “Cứ trên 150 C là gieo cấy được”, TS Nguyễn Trí Ngọc xác nhận. Khi mạ được ngày, chuyển ra miền Bắc cấy thì đúng vào dip lập xuân, mạ cứ lên bời bời.
Tại sao qua hai lần thí điểm rất tốt, năm nay không tiếp làm nữa? Ông Nhàn thổ lộ: “Không có nhà tài trợ nữa”.
Còn ông Huỳnh Văn Thoòng, Giám đốc Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang, đơn vị tài trợ cho ý tưởng “Hãy để miền Trung cấp mạ cho miền Bắc vụ đông-xuân” thì bộc lộ sự nản chí khi không thấy cơ quan quản lý quan tâm.
Chúng tôi hỏi người phụ trách ngành trồng trọt thì nhận được câu trả lời “chưa có chủ trương”. Vì sao vậy?
Ý tưởng “Hãy để miền Trung cấp mạ cho miền Bắc vụ đông-xuân” xuất phát từ gợi ý của một cố gái tên là Nguyễn Thị Huyền, giúp việc cho giám đốc một doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh. Vị giám đốc nguyên là phi công, sinh ra và lớn lên ở một trình bắc miền Trung, hoàn thiện ý tưởng và tìm được một nhà tài trợ ở vùng đất lúa Nam Bộ thử nghiệm ý tưởng tại một xã ngoại thành của Hà Nội ngay sau đợt rét lịch sử năm 2008. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 15/11, Thường vụ Hội BVTN&MT Việt Nam đã họp tại Hà Nội và trực tuyến với các Ủy viên thường vụ trong cả nước, thông qua Báo cáo Tổng kết công tác năm nay và cùng thống nhất triển khai nhiệm vụ năm 2025.
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.