Tin tức » Tin trong nước
Đồng ý đưa cá tra VN khỏi danh mục đỏ
(23:23:28 PM 17/06/2011)
Theo đó, WWF Việt Nam đồng ý với kiến nghị của Tổng cục Thuỷ sản trong lúc chờ đợi kết quả của đánh giá lại thì nên đưa con cá tra, cá ba sa nuôi tại Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ không nên mua.
“Việc đánh giá trong tương lai cần được thực hiện với sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan”. thông cáo báo chí của WWF Vietnam viết.
Người đứng đầu chương trình thủy hải sản toàn cầu của WWF Quốc tế, ông Mark Powell, sẽ đến Việt Nam vào tuần tới để trả lời các câu hỏi về kỹ thuật liên quan đến phương pháp và qui trình đánh giá.
Ông Mark Powell dự kiến có các buổi làm việc với Hiệp hội Chế biến&Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) các bên liên quan và báo chí.
Dưới đây là bộ câu hỏi đánh giá thực phẩm mà WWF dựa vào để “tô màu” xanh-vàng hay đỏ cho thực phẩm (Nguồn: WWF Vietnam) 1. Hệ thống nuôi của loài có làm suy yếu nguồn cung cấp nước ngọt và/hoặc làm giảm chất lượng các thủy vực nước bởi vấn đề xâm nhập mặn? 2. Hệ thống nuôi của loài có yêu cầu làm thay đổi đất sử dụng/hoặc đáy biển? 3. Hệ thống sản xuất và thu hoạch có đảm bảo quyền lợi cho động vật và các quy định về giết mổ không? 4. Loài trong đánh giá này có lây truyền dich bệnh thông thường và các dịch bệnh bùng phát ra các vùng xung quanh không? 5. Loài nuôi này có phụ thuộc vào nguồn cung thức ăn từ bên ngoài không? 6. Tỷ lệ khối lượng thức ăn bằng cá/trên khối lượng thành phẩm là bao nhiêu? 7. Tỷ lệ đạm và dầu (từ biển, rau, trên cạn) chiếm tỷ lệ lớn trong khẩu phần thức ăn có được nhận biết và có thể truy xuất được nguồn gốc không? 8. Tỷ lệ đạm và dầu từ nguồn thức ăn khai thác từ đánh bắt tự nhiên có được khai thác từ nguồn bền vững không? 9. Tỷ lệ rau, ngũ cốc trong phần lớn thức ăn có được cung cấp từ nguồn bền vững và có truy xuất nguồn gốc được không? 10. Có phải phần lớn hệ thống sản xuất phụ thuộc vào việc sử dụng hóa chất không? 11. Phần lớn hệ thống sản xuất thải trực tiếp ra hệ thống môi trường nước xung quanh? 12. Nguồn cá giống chủ yếu lấy từ đâu? 13. Có nguy cơ lan truyền dịch bệnh, ký sinh trùng ra các loài ngoài tự nhiên và môi trường xung quanh không? 14. Có nguy cơ thất thoát hay xâm nhập của loài ngoại lai từ hệ thống nuôi này không? Nếu có thì việc thất thoát có gây ra những ảnh hưởng bất lợi về mặt sinh thái không? 15. Nhìn chung, loại hình sản xuất này có gây ra các tác động bất lợi về mặt sinh thái cho các loài tự nhiên ngoài môi trường trong vùng không? 16. Các trại nuôi cá có tuân thủ theo các quy hoạch môi trường chiến lược (cụ thể là quy hoạch về không gian, quản lý tổng hợp vùng bờ, quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch năng lực tích lũy) không? 17. Có khung quy định để giải quyết các vấn đề sau đây không?
Quy hoach môi trường Phòng tránh thất thoát Đánh giá tác động môi trường Quản lý an toàn sinh học và dịch bệnh Bảo vệ các sinh cảnh có giá trị Du nhập loài mới Sử dụng đất và nguồn nước Theo dõi/ Báo cáo về môi trường Sử dụng hóa chất Thải/ làm ô nhiễm nước Các vấn đề khác (nêu cụ thể) 18. Có khung quy định đối với loài nuôi này để giảm thiểu tác động tiêu cực một cách hiệu quả không? 19. Đa số người nuôi trong khu vực có nỗ lực trong việc hợp tác với bên thứ 3 trong việc cấp giấy chứng nhận và kiểm toán tại chỗ?
|
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.