»

Thứ năm, 28/11/2024, 22:44:44 PM (GMT+7)

Công bố 150 bản đồ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa Tin ảnh

(22:36:05 PM 08/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Ngày 8/1, huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức công bố kho tài liệu bản đồ và tài liệu nghiên cứu khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo đó, UBND huyện đảo Hoàng Sa và Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng vừa tiếp nhận thêm 43 bản đồ và 1 tập Atlas do ông Trần Thắng, Chủ tịch Hội Văn hóa giáo dục Việt Nam tại Hoa Kỳ sưu tầm và trao tặng.

 

Bản[-]đồ[-]Trung[-]Quốc[-]trong[-]atlas[-]không[-]có[-]Hoàng[-]Sa,[-]Trường[-]Sa
Bản đồ Trung Quốc trong atlas không có Hoàng Sa, Trường Sa 
 

Như vậy, đến nay đã có tất cả 150 bản đồ và 3 tập atlas khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã về đến Việt Nam an toàn. Trong đó, có 110 bản đồ gốc và 40 bản đồ tái bản.
 
Các loại bản đồ gồm 80 bản đồ do phương Tây in từ năm 1626 đến năm 1980 xác nhận lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, 50 bản đồ thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm sát lãnh thổ Việt Nam, 10 bản đồ hàng hải thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa (có thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa năm trong vùng lãnh hải của Việt Nam), 10 bản đồ tổng thể Châu Á và Đông Nam Á có thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam.
 
Tấm[-]bản[-]đồ[-]tổng[-]thể[-]của[-]Trung[-]Quốc[-]được[-]mang[-]ra[-]giới[-]thiệu
Tấm bản đồ tổng thể của Trung Quốc được mang ra giới thiệu
 
Ngoài ra có 3 tập atlas gồm Trung Quốc địa đồ 1908, Trung Hoa bưu chính dư đồ  1933 và Trung Hoa Bưu chính dư đồ 1919. Atlas of the Chinese Empire - Trung Hoa địa đồ (xuất bản năm 1908, bằng tiếng Anh) gồm 1 bản đồ tổng thể vẽ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và 22 bản đồ vẽ các tỉnh của Trung Quốc. Các bản đồ đều có kích thước 31cm x 41cm. Đây là atlas chính thức, được in lần đầu tại Trung Quốc với số lượng in giới hạn, do The China Inland Mission, có trụ sở ở Thượng Hải (Trung Quốc), London (Anh), Philadenphia (Hoa Kỳ), Toronto (Canada) và Melburn (Úc), biên soạn và phát hành với sự giúp của Tổng cục Bưu chính của nhà Thanh Triều và sự trợ giúp kỹ thuật của một người Anh tên là Edward Stanford.
 
Đảo[-]Hải[-]Nam[-]là[-]giới[-]hạn[-]được[-]thể[-]hiện[-]trong[-]bản[-]đồ
Đảo Hải Nam là giới hạn được thể hiện trong bản đồ
 
Còn Atlas Postal de Chine - Trung Hoa bưu chính dư đồ - Postal Atlas of China, cũng do Tổng cục Bưu chính, thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc xuất bản tại Nam Kinh vào năm 1933. Atlas này in bằng 3 thứ tiếng: Trung- Anh- Pháp, gồm 1 bản đồ tổng thể vẽ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và 29 bản đồ vẽ các tỉnh của Trung Quốc, bao gồm cả Tây Tạng và Mông Cổ. Các bản đồ trong atlas này đều có kích thước 61cm x 71 cm. Tấm bản đồ số 23 trong atlas này là bản đồ Quảng Đông, bao gồm cả đảo Hải Nam, nhưng do hạn chế kích thước nên không thể in đảo Hải Nam trên bản đồ này. Vì thế, người ta đã in thêm đảo Hải Nam vào góc trái của tấm bản đồ số 23 này. Atlas này được chuyển cho UBND huyện Hoàng Sa.
 
Về Đà Nẵng trong đợt 2 này là atlas Atlas Postal de Chine - Trung Hoa bưu chính dư đồ- Postal Atlas of China, do Tổng cục Bưu chính, thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc xuất bản tại Nam Kinh năm 1919, cũng được in bằng 3 thứ tiếng Trung – Anh - Pháp gồm 1 bản đồ tổng thể vẽ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và 46 bản đồ vẽ các tỉnh của Trung Quốc đều có kích thước 61cm x 71cm.
 
Giới[-]thiệu[-]bản[-]đồ đến[-]người[-]dân
Giới thiệu bản đồ đến người dân
 
Các atlas này là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ bưu chính do nhà Thanh vạch ra vào năm 1906 và được chính phủ Trung Hoa dân quốc kế tục vào các năm sau đó. Các bản đồ được lập chi tiết ở từng tỉnh, thể hiện rõ các con đường vận chuyển thư từ, công văn trong các tỉnh, thành của Trung Quốc. Nơi nào không thuộc Trung Quốc thì không được thể hiện trong các bản đồ trong sách atlas. Vì thế mà cương giới cực Nam của Trung Quốc trong các sách atlas này luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, mà không đả động gì đến Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
 
Người[-]dân[-]Đà[-]Nẵng[-]rất[-]quan[-]tâm[-]đến[-]các[-]bản[-]đồ[-]và[-]atlas[-]này
Người dân Đà Nẵng rất quan tâm đến các bản đồ và atlas này

Điều này chứng tỏ rằng cho đến khi nhà Thanh phát hành atlas này vào năm 1908 và sau này chính quyền Trung Hoa dân quốc tái bản các sách atlas này vào các năm 1919 và 1933 thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vẫn nằm ngoài cái gọi là “chủ quyền lịch sử” phi pháp của Trung Quốc.

Được biết, sau buổi ra mắt 150 bản đồ và 3 tập atlas này, UBND TP Đà Nẵng đã có chủ trương mở cuộc triển lãm để phục vụ người dân nắm bắt rõ hơn thông tin về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước.

Theo Dân trí
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Công bố 150 bản đồ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước

Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước

(Tin Môi Trường) - Tại Hội nghị BCH Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) năm 2024 diễn ra ngày 26/11, tại Hà Nội, đại diện các Bộ: Nội vụ và Bộ TN-MT đều phát biểu, đánh giá cao vai trò cuả Hội trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước; đồng thời bày tỏ hy vọng VACNE thực hiên tốt Nghị định số 126/2024/NĐ-CP, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, có hiệu lực từ ngày hôm nay.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI