Tin tức » Tin thế giới
Chủ nhật, 24/11/2024, 01:30:59 AM (GMT+7)
Xây nhà máy nhiên liệu sinh học từ rong biển
(22:47:34 PM 20/07/2012)(Tin Môi Trường) - Brazil sẽ xây dựng nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học từ rong biển đầu tiên trên thế giới tại bang Pernambuco vào cuối năm 2013.
>> Nhà máy cồn Đại Tân xin hoạt động 15 ngày >> Kính thiên văn Kepler cạn nhiên liệu và chấm dứt sứ mệnh tìm kiếm hành tinh >> Điều tra xác định về nguồn tài nguyên rong biển >> Costa Rica lưu hành xe buýt đầu tiên sử dụng nhiên liệu hydro >> Kết luận thanh tra việc đầu tư ba dự án nhiên liệu sinh học gây thua lỗ lớn
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Theo ông Rafael Bianchini, quan chức phụ trách dự án này, đồng thời là Giám đốc chi nhánh tập đoàn xây dựng SAT của Áo, tổng chi phí đầu tư của dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhiêu liệu xanh này là khoảng 9,8 triệu USD.
Nhà máy được đặt gần vùng trồng mía đường và cơ sở sản xuất ethanol từ loại cây này.
Về nguyên lý hoạt động, nhà máy trên sẽ sử dụng khí điôxít cácbon (CO2) thải ra trong quá trình sản xuất nhiên liệu ethanol từ mía đường để thúc đẩy quá trình quang hợp của rong biển, từ đó giảm được lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Theo tính toán của các chuyên gia, đi kèm với mỗi lít ethanol được xuất xưởng là 1 kg khí CO2 thải ra môi trường.
Dự kiến khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ đạt công suất 1,2 triệu lít nhiên liệu sinh học từ tảo biển mỗi năm.
Ông Bianchini cho biết mục đích của việc xây dựng nhà máy nói trên là "chuyển đổi khí CO2 từ thể thụ động sang chủ động," sử dụng lượng khí CO2 thải ra trong quá trình sản xuất ethanol từ mía đường. Ban đầu, nhà máy sẽ sử dụng 5% lượng khí thải và sau đó, tỷ lệ này sẽ tăng lên.
Brazil hiện là nước sản xuất nhiên liệu sinh học lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ.
(TTXVN)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.