Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Thứ bảy, 18/01/2025, 10:52:21 AM (GMT+7)
Điều tra xác định về nguồn tài nguyên rong biển
(14:02:24 PM 12/03/2018)(Tin Môi Trường) - Rong biển đã được biết đến như một nguồn lợi thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng chữa bệnh. Bên cạnh đó, rong biển còn làm nguyên liệu cho rất nhiều ngành công nghiệp như thực phẩm, dệt may, mỹ phẩm, dược phẩm,....
>> 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp >> Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên >> Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường >> Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý. >> Đổ thuốc trừ sâu xuống sông Đồng Nai bắt tôm: Chủ tịch tỉnh Đồng Nai chỉ đạo điều tra, xử lý
Ảnh minh hoạ: IE
Ở nước ta hiện nay, rong biển đang là một trong những đối tượng có nhiều triển vọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội. Một số nhóm rong kinh tế như rong Câu, rong Đông, rong Mơ, rong Mào gà và rong Kỳ lân…là những đối tượng được nuôi trồng rộng rãi phục vụ các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đây là một trong những ngành nghề mới góp phần đáng kể làm thay đổi bộ mặt các vùng nông thôn, nhất là các vùng nông thôn ven biển.
Theo Tiến sĩ Đàm Đức Tiến, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển: Quần đảo Trường Sa thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, bao gồm khoảng 100 hòn đảo, đá ngầm và bãi san hô. Nơi đây có nhiều loài rong biển tồn tại và phát triển. Song các công trình nghiên cứu về rong biển ở quần đảo Trường Sa nói chung và về nguồn lợi nói riêng từ trước đến nay còn rất ít, chủ yếu là nghiên cứu về thành phần loài, phân bố và sinh lượng, khu hệ.... Các kết quả nghiên cứu về nguồn lợi rong biển hầu như chưa có.
Để có cơ sở khoa học trong việc khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên rong biển, đồng thời bổ sung thêm tư liệu về nhóm nguồn lợi này ở nước ta, trong thời gian qua các nhà khoa học thuộc Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng (nay là Viện Tài nguyên và Môi trường Biển) đã tiến hành nghiên cứu về nguồn lợi rong biển quần đảo Trường Sa và đạt được nhiều kết quả khả quan. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được các nhà khoa học áp dụng như điều tra, khảo sát ngoài thực địa; tiến hành phân tích, xác định thành phần loài, sự phân bố của rong biển, trong đó có kết hợp với các kết quả khảo sát năm 2002, 2003 và tham khảo một số tài liệu khác. Từ các kết quả phân tích, nghiên cứu thu được, các nhà khoa học xác định các nguồn lợi rong biển có thể mang lại và đưa ra các giải pháp bảo vệ, khai thác nguồn lợi đó một cách hợp lý.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tại 10 đảo thuộc quần đảo Trường Sa (Trường Sa lớn, Nam Yết, Sơn Ca, Song Tử Tây, Phan Vinh, Tốc Tan, Thuyền Chài, Đá Tây, Sinh Tồn và Đá Nam), các nhà khoa học đã xác định được 255 loài rong biển thuộc 4 ngành là khuẩn Lam, rong Đỏ, rong Nâu và rong Lục. Trong đó rong Đỏ chiếm ưu thế hơn cả với 136 loài chiếm 53,3%, tiếp theo là rong Lục 69 loài chiếm 27,0%, khuẩn Lam và rong nâu có số lượng loài bằng nhau: 25 loài chiếm 9,8%. Rong biển ở quần đảo Trường Sa có sự phân bố rất đa dạng và không đồng đều. Các nhà khoa học nghiên cứu sự phân bố của rong biển Trường Sa theo 2 hướng chủ yếu là phân bố địa lý (phân bố rộng) và phân bố thẳng đứng (phân bố sâu).
Theo đó, sự phân bố địa lý (phân bố rộng) của rong biển tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa hoàn toàn không giống nhau. Số lượng loài tại các đảo dao động từ 17 loài (đảo Phan Vinh) đến 127 loài (đảo Đá Tây) và trung bình 72,9 loài. Sự phân bố rộng của các loài rong biển ở đây phù hợp với quy luật phân bố của sinh vật thuỷ sinh. Hệ số tương đồng của các loài tại các đảo khác nhau dao động từ 0,102 (giữa Đá Nam và Tốc Tan) đến 0,677 (giữa Trường Sa và Nam Yết).
Nguyên nhân chính của sự sai khác này do sự khác nhau về vị trí địa lý giữa các đảo, tác động của con người và thiên nhiên. Sự phân bố thẳng đứng (phân bố sâu) của rong biển tại quần đảo Trường Sa chỉ nằm trong giới hạn từ vùng triều trở xuống và tập trung chủ yếu ở vùng triều thấp. Một số loài có thể phân bố sâu đến 20m dưới 0m hải đồ hoặc sâu hơn nữa. Trong số 255 loài Rong biển đã phát hiện được tại quần đảo Trường Sa, có tới 72% số loài phân bố ở vùng triều và 28% loài phân bố ở vùng dưới triều.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tại quần đảo Trường Sa có 62 loài rong có giá trị kinh tế, trong đó một số loài có trữ lượng tự nhiên tức thời là rong Mơ (34 tấn), rong Câu (9 tấn), rong Guột (10 tấn), rong Quạt (5 tấn), rong Gai (9 tấn), rong Đông (13 tấn), rong Mào gà (15 tấn), rong Sụn (30 tấn) và rong Loa kèn (20 tấn).
Tiến sĩ Đàm Đức Tiến cho rằng rong biển tại quần đảo Trường Sa trở thành một nguồn tài nguyên có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong đời sống. Nghiên cứu nguồn lợi rong biển quần đảo Trường Sa của các nhà khoa học thuộc Viện Tài nguyên và Môi trường Biển không chỉ có ý nghĩa về mặt nghiên cứu khoa học, góp phần bổ sung thêm tài liệu về nguồn lợi rong biển trong nước mà còn giúp các cơ quan quản lý tại quần đảo Trường Sa có thể định hướng khai thác nguồn tài nguyên quý giá này một cách hợp lý và có hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của các vùng hải đảo.
TTXVN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.