Tin tức » Tin thế giới
Vệ tinh ROSAT sẽ lao xuống trái đất cuối tuần
(15:21:10 PM 18/10/2011)Vệ tinh quan sát thiên văn ROSAT của Đức dự kiến sẽ lao xuống Trái đất vào thứ Bảy hoặc chủ Nhật tuần này (22/10 hoặc 23/10). Tuy nhiên, Cơ quan vũ trụ Đức (DLR) cũng đã mở rộng phạm vi thời gian rơi vào khoảng 21/10 đến 25/10. Trước đó, vệ tinh nghiên cứu Tầng thượng quyển (UARS) của NASA rơi xuống Thái Bình Dương vào cuối tháng 9.
![]() |
Ảnh mô phỏng vệ tinh ROSAT trong vũ trụ |
Theo LiveScience, vệ tinh ROSAT nặng 2,4 tấn sẽ vỡ thành những mảnh nhỏ khi bay qua bầu khí quyển Trái đất, nhưng một số mảnh lớn sẽ không bị đốt cháy hết. Theo DLR, khoảng 1,7 tấn mảnh vỡ của ROSAT, bao gồm 30 mảnh thủy tinh và sứ lớn sẽ bay qua bầu khí quyển và rơi xuống mặt đất.
“Những mảnh vỡ lớn, trừ những mảnh thủy tinh và sứ, sẽ không rơi xuống mặt đất”, Jan Woerner, một lãnh đạo của DLR, cho biết. “Thông thường, tất cả các mảnh vỡ của vệ tinh đều bị đốt cháy hết khi bay qua bầu khí quyển, nhưng thủy tinh và sứ có thể vẫn tồn tại.”
DLR ước tính tỷ lệ để một mảnh vỡ của ROSAT lao trúng ai đó trên đường rơi xuống là 1/2.000 – cao hơn tỷ lệ 1/3.200 của vệ tinh UARS rơi hồi tháng trước theo dự đoán của NASA. Vệ tinh ROSAT được dự đoán sẽ rơi xuống bất kỳ địa điểm nào từ Canada đến Nam Mỹ.
ROSAT được phóng lên quỹ đạo Trái đất vào tháng 6/1990. Vệ tinh này đã ngừng hoạt động vào năm 1998. Vì không còn nhiên liệu trong khoang, nên ROSAT rơi xuống ở trạng thái không được điều khiển.
“Điều thuận lợi đối với chúng tôi là đã học được kinh nghiệm từ vụ vệ tinh UARS rơi trước đây”, ông Jan Woerner cho biết. “Từ đó, chúng tôi có thể lựa chọn được những phương án giải quyết tốt nhất khi vệ tinh ROSAT rơi xuống mặt đất.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Bốn cây Du sam núi đất hơn 250 năm có chu vi thân hơn 3 mét ở tổ dân phố số 1 của thị trấn và xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu- Yên Bái) vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào tối 14/2, mở màn Lễ hội Gầu Tào của người H’Mông năm 2025.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)