Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Vệ tinh ROSAT sẽ lao xuống trái đất cuối tuần

(15:21:10 PM 18/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Vệ tinh ROSAT của Đức dự kiến sẽ lao xuống Trái đất vào cuối tuần này (22-23/10/2011). Tuy nhiên, địa điểm cụ thể và thời gian chính xác vẫn chưa thể xác định. Ngoài ra, "những mảnh vỡ lớn, trừ những mảnh thủy tinh và sứ, sẽ không rơi xuống mặt đất"

 Vệ tinh quan sát thiên văn ROSAT của Đức dự kiến sẽ lao xuống Trái đất vào thứ Bảy hoặc chủ Nhật tuần này (22/10 hoặc 23/10). Tuy nhiên, Cơ quan vũ trụ Đức (DLR) cũng đã mở rộng phạm vi thời gian rơi vào khoảng 21/10 đến 25/10. Trước đó, vệ tinh nghiên cứu Tầng thượng quyển (UARS) của NASA rơi xuống Thái Bình Dương vào cuối tháng 9.

 

 

Ảnh mô phỏng vệ tinh ROSAT trong vũ trụ


Theo LiveScience, vệ tinh ROSAT nặng 2,4 tấn sẽ vỡ thành những mảnh nhỏ khi bay qua bầu khí quyển Trái đất, nhưng một số mảnh lớn sẽ không bị đốt cháy hết. Theo DLR, khoảng 1,7 tấn mảnh vỡ của ROSAT, bao gồm 30 mảnh thủy tinh và sứ lớn sẽ bay qua bầu khí quyển và rơi xuống mặt đất.

 “Những mảnh vỡ lớn, trừ những mảnh thủy tinh và sứ, sẽ không rơi xuống mặt đất”, Jan Woerner, một lãnh đạo của DLR, cho biết. “Thông thường, tất cả các mảnh vỡ của vệ tinh đều bị đốt cháy hết khi bay qua bầu khí quyển, nhưng thủy tinh và sứ có thể vẫn tồn tại.”

DLR ước tính tỷ lệ để một mảnh vỡ của ROSAT lao trúng ai đó trên đường rơi xuống là 1/2.000 – cao hơn tỷ lệ 1/3.200 của vệ tinh UARS rơi hồi tháng trước theo dự đoán của NASA. Vệ tinh ROSAT được dự đoán sẽ rơi xuống bất kỳ địa điểm nào từ Canada đến Nam Mỹ.

ROSAT được phóng lên quỹ đạo Trái đất vào tháng 6/1990. Vệ tinh này đã ngừng hoạt động vào năm 1998. Vì không còn nhiên liệu trong khoang, nên ROSAT rơi xuống ở trạng thái không được điều khiển.

“Điều thuận lợi đối với chúng tôi là đã học được kinh nghiệm từ vụ vệ tinh UARS rơi trước đây”, ông Jan Woerner cho biết. “Từ đó, chúng tôi có thể lựa chọn được những phương án giải quyết tốt nhất khi vệ tinh ROSAT rơi xuống mặt đất.

Hà Hương (Vietnamnet)