Tin tức » Tin thế giới
Tan hoang bờ đông nước Mỹ
(08:28:38 AM 01/11/2012)
New York tan hoang sau bão “giống hình ảnh cuối Thế chiến thứ hai” - Ảnh: Fox News
Siêu bão Sandy đã làm tan hoang khu vực bờ đông nước Mỹ. Trung tâm cờ bạc Atlantic City (lớn thứ hai sau Las Vegas) ngập chìm trong biển nước và cát từ đại dương xô vào. Bóng tối bao trùm và tiếng gió gầm rú thay thế âm thanh quen thuộc của các máy đánh bạc và casino.
Siêu bão Sandy khiến khoảng 8,2 triệu hộ ở 17 bang vùng đông bắc và cận kề như New Jersey, New York, Connecticut... mất điện. Ngập lụt diễn ra trên diện rộng trong khi bão tuyết rơi dày ở một số bang như West Virginia, Maryland và Pennsylvania. Chỉ sau một đêm, một phần ba diện tích nước Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão. Với hơn 8 triệu dân, New York trở thành một thành phố hoàn toàn xa lạ chỉ sau một đêm.
Siêu bão Sandy xuất hiện cuối mùa, một điều không lạ, nhưng một số điều kiện ngẫu nhiên khác đã cùng xuất hiện khiến Sandy trở thành cơn bão “sát thủ”.
Chiếc tàu HMS Bounty dài 54m bị siêu bão Sandy nhấn chìm ngoài khơi Hatteras, North Carolina ngày 29-10. 14 thủy thủ đoàn được cứu, một phụ nữ thiệt mạng, còn thuyền trưởng đang mất tích - Ảnh: Reuters
Trên đường di chuyển từ Đại Tây Dương dọc bờ đông nước Mỹ trước khi đổ bộ vào giữa Cape May và Atlantic City tối 29-10 (giờ Mỹ), nhập với một vùng áp thấp nhỏ, Sandy đã tăng thêm sức mạnh. Sandy lúc này có diện tích che phủ rộng với đường kính lên tới khoảng 1.500km, với vùng ảnh hưởng lên tới tận Canada và đảo Greenland gần Bắc cực. Khi cập bờ, Sandy lại gặp khối không khí lạnh từ Canada tạo nên mưa bão và bão tuyết cùng lúc ở một loạt bang như West Virginia, Maryland, Pennsylvania với lớp tuyết dày 30-60cm. Không chỉ vậy, ập bờ đúng vào ngày trăng tròn, siêu bão Sandy lại tăng thêm sức tác hại vì đi kèm với thủy triều cao.
7.000 cây bị quật ngã ở New York - Ảnh: THANH TUẤN
Dù chỉ ở cấp 1 mức Hurricane (tương đương cấp 12 bão VN), nhưng siêu bão Sandy không thua cấp 3 là mấy về thiệt hại và ảnh hưởng trong bờ.
Cây cối ngã đổ sau khi cơn bão Sandy đi qua tại Queens, New York - Ảnh: Thanh Tuấn
Thiệt hại 50 tỉ USD
Ít nhất 50 người thiệt mạng trên toàn nước Mỹ, trong đó có 18 người ở New York. Ước tính thiệt hại của siêu bão có thể lên tới 50 tỉ USD (20 tỉ thiệt hại tài sản, 30 tỉ về thương mại).
Với thị trưởng Bloomberg, ông tiếp tục kêu gọi thành phố đoàn kết trong khó khăn. “Chúng ta sẽ vượt qua những ngày phía trước như cách chúng ta luôn làm khi gặp gian khó là sát cánh cùng nhau, vai kề vai, sẵn sàng giúp đỡ người láng giềng, an ủi những người lạ và giúp thành phố mà chúng ta yêu dấu trở lại là chính nó”. |
Ở New York, có ít nhất 7.000 cây bị đổ quanh thành phố. Trung tâm thương mại tài chính toàn cầu gần như tê liệt khi hệ thống tàu điện ngầm và giao thông công cộng không thể hoạt động kể từ tối 28-10. Sàn chứng khoán New York, trung tâm tài chính số 1 thế giới, lần đầu tiên đóng cửa hai ngày liên tiếp kể từ trận bão tuyết năm 1888 tới nay (sàn mở cửa trở lại từ sáng 31-10.) Cả hai sân bay lớn là Kennedy và La Guardia đều đóng cửa trong ngày 30-10 vì ngập nước. Ước tính khoảng 16.000 chuyến bay buộc phải hủy bỏ.
New York kể từ tối 28-10 vắng lặng, tan hoang như “thành phố ma” khi hệ thống tàu điện - phương tiện di chuyển chính của hơn 8 triệu dân trong thành phố - không thể hoạt động vì nước tràn vào hầu hết hệ thống hầm. Cả mười tuyến đường hầm qua sông Đông của New York đều bị ngập nước. Thống đốc Cuomo, khi chứng kiến cảnh nước xối xả tràn vào đường hầm, đã nói: “Cả đời tôi chưa bao giờ chứng kiến cảnh này”. Hiện chưa rõ khi nào hệ thống tàu điện của New York mới có thể hoạt động trở lại. Đây là tổn thất nghiêm trọng nhất đối với hệ thống này trong suốt 108 năm lịch sử.
Giữa lúc mưa bão bập bùng, ở Rockaway, khu vực bờ biển ở phía nam thành phố, đã xảy ra đám cháy lớn. Trên truyền hình trực tiếp, mọi người thấy cảnh gần 200 lính cứu hỏa đứng giữa mênh mông biển nước nhìn đám cháy trong bất lực. Nước lên quá cao và họ không thể nào đưa phương tiện cứu hỏa ra tiếp cận được (dù kịp thời dùng thuyền cứu người). Bão tan, gần 100 căn hộ ở khu vực bị thiêu rụi hoàn toàn.
“Ở đó chỉ còn ống khói và móng nhà” - thị trưởng Michael Bloomberg mô tả ở buổi họp báo. Ông thừa nhận đây có thể là trận bão tồi tệ nhất trong lịch sử thành phố.
Trung tâm Manhattan trong hai đêm liên tiếp chìm trong bóng tối mù mịt - điều không tưởng ở thành phố nổi tiếng với đường chân trời luôn rực rỡ ánh điện và đèn neon. Trường học, công sở đóng cửa ngày thứ ba liên tiếp kể từ đầu tuần. Ở quảng trường Thời Đại vẫn có vài khách du lịch đi lại dù nhiều khách sạn vẫn còn những bao cát chặn nước trước cửa.
“Tất cả chúng ta đều bị sốc trước sức mạnh của thiên nhiên” - Tổng thống Barack Obama nói khi tuyên bố tình trạng thảm họa ở New York và New Jersey hôm 30-10.
Siêu đô thị châu Á dễ bị siêu bão tấn công
Các chuyên gia biến đổi khí hậu và môi trường vừa lên tiếng cảnh báo các siêu đô thị châu Á rất dễ bị bão tấn công như New York nhưng lại không được chuẩn bị để đối phó.
Theo ông Bob Ward - giám đốc chính sách tại Viện nghiên cứu Grantham về biến đổi khí hậu và môi trường tại London, “các siêu đô thị châu Á không chỉ bị nguy cơ từ nước biển dâng cao mà còn dễ bị các trận bão nhiệt đới tấn công”. Thế nhưng, như ông nhận định: “Hiện không có một quy hoạch đô thị nào được thực hiện, mà dân nghèo sống trong các khu nhà chất lượng thấp chính là những người dễ bị ảnh hưởng nhất một khi thiên tai đến”. Trong báo cáo năm 2007 của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế, có 20 thành phố cảng sẽ có số dân bị ảnh hưởng lớn nhất từ nước biển dâng cao. 15 thành phố trong đó nằm tại châu Á. TP.HCM và Hải Phòng cũng có mặt trong danh sách này. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.