Tin tức » Tin thế giới
Thứ bảy, 18/01/2025, 23:57:31 PM (GMT+7)
Quan sát viên hiện trường bị ám ảnh vì MH17
(10:45:12 AM 27/08/2014)(Tin Môi Trường) - Xác người la liệt giữa đống xác máy bay cháy âm ỉ, mùi thi thể đặc quánh ở ga tàu, tiếng pháo kích rền vang là những gì khắc sâu trong tâm trí mỗi quan sát viên quốc tế có mặt tại hiện trường MH17 ở miền đông Ukraine.
Xác máy bay cháy âm ỉ tại hiện trường thảm kịch MH17 ở miền đông Ukraine. Ảnh: Business Insider.
Michael Bociurkiw là người phát ngôn của nhóm quan sát đặc biệt của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE có mặt ở Ukraine suốt ba tháng. Hôm 18/7, Michael là thành viên trong đội quốc tế đầu tiên vào được hiện trường máy bay Malaysia rơi ở miền đông Ukraine. Sau một quãng thời gian tĩnh lặng, anh viết lên cảm nhận về thảm kịch.
"Nhóm của tôi, hơn 250 người ở OSCE, được gửi đến Ukraine để giám sát và thông tin về tình hình an ninh ở đất nước này. Giờ thì, chúng tôi bị kéo vào những thứ rất khác.
Đó là một buổi chiều muộn ở Kiev hôm 17/7 khi tôi phát hiện ra dòng tweet: "Một chiếc máy bay thương mại vừa rơi ở miền đông Ukraine". Chúng tôi chạy đua với thời gian để xác minh sự việc. Không lâu sau, thông tin được xác nhận: Chiếc Boeing 777 chở 298 người bị rơi.
24 giờ sau khi máy bay của hãng Malaysia Airlines rơi xuống cánh đồng ở vùng Donetsk, hàng chục quan sát viên mới đến được hiện trường. Chúng tôi biết mình đã đến gần, chỉ cách đuôi máy bay có biểu tượng Malaysia Airlines một đoạn. Nó nằm đó, yên bình và có vẻ như chưa được đụng chạm tới trên cánh đồng lúa mì.
Chúng tôi là tổ chức quốc tế đầu tiên có mặt tại đây. Nhiều người nói các quan sát viên là "đôi mắt và đôi tai của thế giới" và những gì chúng tôi nhìn thấy thật kinh khủng.
Thi thể của các nạn nhân bọc trong túi đen được xe tải chuyển đi. Ảnh: CNN.
Cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt cả nhóm là những mảnh vỡ máy bay đang cháy âm ỉ, thi thể nạn nhân, nhiều người vẫn mắc kẹt trong ghế ngồi, tư trang, một nhóm các tay súng ly khai huênh hoang và các nhà báo nước ngoài. Không có dấu hiệu nào của việc bảo vệ hiện trường ban đầu. Bên cạnh đuôi máy bay dựng đứng, phần thân sau là một trong số những mảnh vỡ lớn nhất.
Bên kia con đường chia cắt hiện trường vụ MH17 là cảnh tượng còn kinh hoàng hơn: Những thi thể tơi tả trong đống xác máy bay vẫn bốc khói, những chiếc túi mua ở gian hàng miễn thuế và nhiều vali bị bật tung. Phía xa khung cảnh chết chóc này là nơi cánh máy bay, khoang chứa nhiên liệu, bánh sau và khoang chính nằm.
Quả cầu lửa bùng lên khi chiếc Boeing 777 lao xuống đất mang theo nhiệt độ 1.600 độ C, theo một số chuyên gia, đủ để làm tan chảy đôi cánh bằng nhôm của phi cơ 17 tuổi này và thiêu đốt mọi thứ trong khu vực gần nhất. Tuy nhiên, thật kỳ lạ, ngôi làng nhỏ Hrabove, cách đó vài mét, vẫn không hề hấn gì.
Ngày đầu tiên, chúng tôi chỉ có thể ở lại hiện trường 75 phút. Tay súng ly khai được trang bị vũ khí hạng nặng có mặt ở đó không hợp tác và khó chịu với sự có mặt của quan sát viên quốc tế. Anh ta trông hùng hổ và say xỉn. Các nhà báo có mặt tại đấy nói với chúng tôi rằng những binh lính ly khai này vừa được huy động vội vàng.
Bốn ngày sau thảm kịch, đội chúng tôi đến giám sát đoàn tàu chở thi thể các hành khách tại bến tàu Torez. Mùi người chết bốc lên ở bến tàu đặc quánh. Cuối cùng, linh hồn của những người xấu số cũng lên đường về nhà, ra khỏi cảnh tượng hỗn loạn để đến một nơi họ được đón tiếp với thái độ tôn trọng và thoải mái. Tôi nhận thấy những phụ nữ sống gần bến tàu đau xót trước cửa khoang tàu chứa xác. Có lẽ họ cảm nhận được nỗi đau của các gia đình nạn nhân.
Mùi thi thể tỏa khắp bến tàu Torez thuộc Donetsk. Ảnh: CNN.
Thảm kịch hàng không ám ảnh tôi. Tôi là người gốc Ukraine nhưng sống, làm việc nhiều năm tại Malaysia nên có đông bạn bè ở đó và quen với đất nước cũng như hãng hàng không này. Tôi chuyên bao quát mảng hàng không thương mại và rất thích bay.
Cuối mỗi ngày làm việc, chúng tôi về khách sạn ở thành phố Donetsk nhưng thậm chí khi đã ở đây, đe dọa bạo lực vẫn chưa khi nào nguôi. Một đêm muộn, đứng trên sân thượng của khách sạn để đợi xem chương trình trực tiếp trên CNN, tiếng súng máy khiến tôi và nhóm người Thổ Nhĩ Kỳ chạy vội tìm chỗ trú ẩn.
Hôm 1/8, sau một tuần công việc bị đình trệ vì lý do an ninh, nhóm các chuyên gia Hà Lan, Australia đã quay lại được hiện trường. Những hình ảnh chuyên gia mặc đồng phục đang tìm kiếm trên các cánh đồng, theo sát họ là chó nghiệp vụ, được báo chí và mạng xã hội gửi đi khắp thế giới. Với tôi, điều đó phần nào xoa dịu nỗi đau của người nhà nạn nhân.
Tôi thường được hỏi sao chúng tôi có thể đối mặt được với sự tàn ác và những cảnh tượng kinh hoàng được chứng kiến. Thực tế, việc mang đến cho các gia đình chút ít thông tin quan trọng trong những ngày đầu hoang mang, hỗn loạn chính là sức mạnh giúp chúng tôi vượt qua tất cả.
Lúc nào cũng vậy, trái tim chúng tôi và những người cầu nguyện luôn hướng về các nạn nhân. Chúng tôi hy vọng mình đã giúp những hành khách xấu số được an ủi phần nào và đóng lại thảm kịch cướp đi sinh mạng của 298 người.
Theo Vnexpress
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.